Review tai nghe Razer BlackShark V2
Hôm nay, QM Tech sẽ review qua cho anh em về tai nghe headphone Razer BlackShark V2 nhé.
Razer BlackShark V2, hay nói theo cách khác, là 1 phiên bản đắt hơn của V2 X – với khả năng cung cấp cho người dùng hiệu quả hoạt động vô cùng ấn tượng ở tầm giá vô đối, Razer BlackShark V2 được kết hợp chất lượng âm thanh với một hiệu quả hoạt động của microphone vô cùng đáng tin cậy.
Ở mức giá nền là 2.300.000 đ khiến chiếc tai nghe headphone này có 1 giá trị vượt trội. Tuy rằng là có những mẫu mã rẻ hơn, bao gồm chiếc tai nghe V2 X 1.400.000 đ, thế nhưng, rất ít sản phẩm có thể được trang bị nhiều tính năng như BlackShark. Ví dụ, nhiều chiếc tai nghe được review là tốt nhất thường có mức giá gấp đôi BlackShark.
Profile âm thanh của tai nghe chụp đầu Razer BlackShark V2
THX Game Profile dễ dàng là tính năng tuyệt vời nhất của Razer BlackShark V2, cho phép bản điều chỉnh cài đặt EQ cho tất cả các trò chơi 1 cách riêng biệt. Nó đi kèm với profile được cài đặt sẵn của 1 số trò chơi thịnh hành như Apex Legends, Counter – Strike: Global Offensive ( CSGO ), và Valorant. Không phải tất cả các trò chơi đều được có profile cài đặt sẵn riêng, nhưng ứng dụng Razer Synapse sẽ khiến việc thay đổi cài đặt là vô cùng dễ dàng, bạn chỉ cần phải tự làm nhiều hơn thôi.
Còn mẫu V2 X rẻ hơn thì sẽ bị loại bỏ phần THX Spatial Audio, nhưng bạn có thể thêm nó bằng ứng dụng bằng cách bỏ ra thêm 470.000 đ. Nếu tính toán chi phí tổng là 1.900.000 đ cho cả chiếc tai nghe và ứng dụng, đây không phải là 1 deal quá thiệt thòi, và bạn cũng sẽ có được đa số các tính năng tốt nhất của Razer BlackShark V2 tại 1 mức giá mềm hơn. Nó cũng hoạt động tốt hơn so với 1 số âm thanh vòm mà mình đã từng thử ( thường cố gắng nhưng thất bại trong việc sao chép lại âm thanh vòm ).
Rất nhiều nhà sản xuất linh kiện và phụ kiện chơi game thường quảng cáo rằng sản phẩm của họ sẽ giúp tăng độ tập trung, tăng cảm giác như mình đang thực sự ở trong trò chơi vậy. Đa phần, đó chỉ là chiêu trò marketing, nhưng chiếc tai nghe này thì thực sự là tuyệt vời . Ví dụ, cài đặt EQ cho phép anh em tăng tiếng bước chân trong game FPS, hay tiếng nhạc và tiếng môi trường trong trò chơi như Death Stranding. Đương nhiên, nó không áp dụng cho consolem nhưng là 1 trải nghiệm tuyệt trên PC. Nhưng 1 phụ kiện âm thanh tốt có thể sẽ tạo nên sự khác biệt trên console như Razer BlackShark V2 đã làm vậy.
3 driver riêng biệt được sử dụng để cô lập âm treble, âm bass và âm tầm trung – thứ thường bị bỏ qua. Nó là 1 sự khác biệt nhỏ, nhưng mình cũng chắc chắn đã nhận ra.
Mic của tai nghe headphone Razer BlackShark V2
Thường mọi người sẽ bỏ qua tầm quan trọng của chất lượng mic tai nghe headphone – bởi lẽ, bạn có tự nghe tiếng của bản thân bao giờ không? Nhưng có lẽ bạn đã từng được cảm nhận sự khó chịu của tiếng tạp âm đến từ đồng đội, đặc biệt là khi đang chơi game.
Có thể nói, mic của Razer BlackShark V2 là rất linh hoạt, mình thấy nó dễ dàng có thể được đặt vào 1 vị trí tối ưu, do đó tiếng điều hòa thở đắng sau mình không phải là 1 vấn đề lắm. Phần foam để phủ lên mic cũng làm mượt thêm âm thanh, tránh được những âm thanh chói tai và khó nghe. Điều này là đặc biệt quan trọng nếu như anh em muốn dùng Razer BlackShark V2 để stream, khi từng chi tiết nhỏ có thể khiến người xem không thoải mai.
Thêm vào đó, Phần mic cũng có thể được tháo rời, 1 điểm bonus cho việc bảo quản hoặc di chuyển, và sẽ dễ dàng để thay thế hơn nữa. Mình cũng thấy rằng mic tháo rời thường trụ được lâu hơn và linh hoạt hơn những mic tích hợp sẵn vào headset.
Làm việc tại nhà, một chiếc tai nghe headphone ưa thích của mình phải thực hiện được đồng thời 2 nhiệm vụ: làm việc và chơi game. Mình thường sử dụng tai nghe cho cuộc gọi Zoom, Spotify hay chơi game khi mình đã xong việc. Chất lượng âm thanh có thể là kém quan trọng hơn cho công việc, nhưng nhiều đồng nghiệp của mình cũng đã nói rằng tiếng của mình rất trong và rõ khi họp online, cũng như là chơi game.
So sánh V2 và V2 X
Razer BlackShark V2 và V2 X là khá giống nhau. Chúng có thể là hơi quá giống nhau thì đúng hơn. Cả 2 đều vô cùng thoải mái, có mic và chất lượng âm thanh tốt, và dễ để sử dụng nữa – nhưng V2 với giá đắt hơn thì chắc chắn là tôt shown 1 chút. Mẫu V2 X rẻ hơn thì có vẻ có lớp foam cho chụp tai không xịn bằng, phần dây cáp thì như là cao su thay vì được bện, cũng như chỉ kết nối được thông qua jack 3.5mm, và nó cũng không có tính năng điều khiển mic vượt trội.
Tuy nhiên, điểm trừ lớn nhất của mình thì tồn tại ở cả 2: Thiết kế.
Mình cảm thấy như 1 phi công trực thăng khi đang đeo chúng vậy. Không chỉ là phần mic, phần cushion cũng đã làm tăng thêm cảm giác khó chịu này, 1 sự thực mà mình sẵn sàng đánh đổi cho chất lượng âm thanh. Vẻ ngoài của chiếc tai nghe này chỉ có thể được diễn tả là cồng kềnh, phồng to. Và mình nghĩ là nó cũng sẽ khó để tránh được điều này vì theo như Razer, họ nhấn mạnh về 3 chiếc driver mà Razer BlackShark V2 sở hữu để cung cấp âm thanh thượng hạng. Nhưng mình vẫn không thực sự thích đeo chúng vì lí do đó.
Nhìn chung, tai nghe headphone này là không nặng, nhưng nó trông hơi cồng kềnh và vướng víu.
Kết luận về tai nghe Razer BlackShark V2
Cả Razer BlackShark V2 và V2 X đều là 2 chiếc tai nghe headphone đáng tin cậy với mức giá phù hợp. V2 là chắc chắn tốt hơn, nhưng anh em cũng sẽ không phải thất vọng với V2 X đâu nhé.
Còn nếu như anh vẫn chưa ưng những con tai nghe này thì có thể ghé qua QM Tech để kiểm tra những con tai nghe chất lượng khác như Razer Blackshark V2 Pro, Hyper X Cloud II hay Logitech G Pro X chẳng hạn nhé.
Nguồn: DigitalTrend