Review tai nghe HyperX Cloud Alpha Wireless
Hôm nay, QM Tech sẽ review cho anh em con tai nghe không dây đình đám HyperX Cloud Alpha Wireless nhé.
Tuy rằng HyperX đã bị mua lại bởi HP năm ngoái nhưng con tai nghe Cloud Alpha Wireless vẫn chứng minh rằng công ty này không hề giảm sút phong độ 1 chút nào. 1 phiên bản không dây của chiếc tai nghe nổi tiếng và thành công Cloud Alpha với độ thoải mái đáng nói và chất lượng âm thanh cao cấp cùng với 1 dung lượng pin cực khỏe.
Tương tự như phiên bản có dây, Cloud Alpha Wireless đã nhận lấy những giá trị tốt nhất của nó – sự thoải mái, sonic mạnh mẽ, microphone rõ ràng và 1 thiết kế bền bỉ. Điểm khác biệt đáng nói nhất đó chính là giá cả: tại 4.681.000 đ, những chiếc tai nghe này là đắt gấp đôi phiên bản cõ dây. Riêng mức giá này đã có thể làm đau ví nhiều anh em game thủ, và cũng có 1 vài điểm trừ nhỏ, tuy nhiên với những anh em có kinh phí rộng rãi 1 chút thì mình khuyến nghị nên cân nhắc con tai nghe này nhé.
Nhìn chung về tai nghe gaming Cloud Alpha Wireless
Thoáng qua thì Cloud Alpha Wireless trông giống hệt phiên bản có dây, với 1 thiết kế đen xen lẫn đỏ quen thuộc trên chiếc băng tai nghe, những đường khâu headband, cũng như logo HyperX ở giữa mỗi bên chụp tai. Nó đã đánh đổi hệ thống RGB nổi bật cho 1 phong cách đơn giản, gọn gàng. Đồng thời, đây là 1 thiết kế không thể nhầm lẫn dành cho gaming, chú trọng vào thực tiễn hơn là vẻ đẹp.
Trong khi phiên bản có dây thì có 1 bộ điều chỉnh ở ngay trên dây cáp, thì mẫu không dây này lại đặt nút âm lượng ở bên phải của chụp tai phải và nút tắt âm, nguồn ở bên trái cạnh cổng USB – C và đèn LED. Những nút bấm là nhỏ nhưng đủ để sử dụng dễ dnagf, đặc biệt là nút mute nhờ vào phần gồ của nó. Tuy nhiên thì mình mong phần nút ngùm đưuọc đặt ở bên chụp tai đối diện thay vì được nhận diện bằng hình dáng lõm của nó – bởi nó cũng không quá dễ để tìm thấy và ấn. Và phần bánh xe hình bánh răng thì lại hơi kháng lực quá – mình thích những nút lăn như vậy nhẹ hơn như trên chiếc Steelseries Arctics P7, dù là sẽ cần độ chính xác cao hơn.
Trọng lượng của tai nghe gaming HyperX Cloud Alpha Wireless
Tại 335 grams với microphone gắn vào (322g khi không có mic), Cloud Alpha Wireless là nặng hơn 1 chút so với Cloud II Wireless (300g) và 1 số đối thủ khác như Razer Blackshark V2 Pro (320g). Thế nhưng, Cloud Alpha Wireless vẫn là rất rất thoải mái khi dùng.
So sánh thiết kế Cloud Ahpha Wireless và Cloud Alpha
Trong khi mình so sánh 2 mẫu Cloud Alpha ở cạnh nhau, mẫu có dây dường như có ít tấm đệm dưới headphone hơn, thứ giúp giảm lực trên đầu của mình. Điều tương tự cũng xảy ra với tấm chụp tai: với ít đệm hơn, do đó lực bó là nhẹ hơn 1 chút. Cho dù vậy, những tấm earpad vẫn tạo ra lực bó đủ cho đầu mình, ngăn chặn hiệu quá âm thanh xung quanh. 1 số điểm khác biệt khác thì gần như là không nhận ra. Ví dụ như mẫu không dây có 1 kết cấu giả da ở phần heahband thay vì mượt như ở mẫu có đây.
Kết nối và chất lượng âm thanh của tai nghe gaming không dây Cloud Alpha Wireless
Khi nói tới kết nối, Cloud Alpha Wireless sử dụng dongle 2.4 GHz cho 1 tầm không dây khoảng 18m. Mình không gặp vấn đề nào sử dụng chiếc tai nghe này trên PC hay PS5. Không có sự chập chờn hay bị ngắt kết nối – chiếc tai nghe hoạt động ngay lập tức khi mình cắm nó vào hệ thống tùy chọn. Phần dongle, là 1 USB 2.0 Type – A với đèn LED đỏ để thể hiện trạng thái kết nối. Và, để làm rõ hơn, Cloud Alpha Wireless tương thích với PC, PS5 và PS4, nhưng không tương thích với Xbox.
Mình cũng không hề có phàn nàn gì về microphone. Bạn của mình nói rằng trên PS5 tiếng của mình nghe rất giòn và rõ, và khi mình nói chuyện với đồng nghiệp của mình, họ đều nói rằng tiếng của mình là rât sắc nét.
Mình cũng đặc biệt ấn tượng với chức năng cách âm, thứ đã có thể loại bỏ được những âm thanh ồn ào của công trường ở bên cạnh nhà mình. 1 điểm bổ sung ấn tượng khác đó là phần đèn LED ở trên mic, thể hiện màu đỏ khi tắt âm.
Phần mềm của tai nghe chụp đầu Cloud Alpha Wireless
Bạn có thể tùy chỉnh âm thanh thông qua phần mềm HyperX’s NGENUITY bằng điều chỉnh EQ. Đương nhiên đấy vẫn chỉ là về mặt lý thuyết thôi. Mình đã nghịch 1 chút với việc tùy chỉnh profile âm thanh nhưng cũng không nhận thấy quá nhiều sử khác biệt về chất lượng âm thanh khi thay đổi giữ chúng hay tắt bật equalizer. Kích hoạt DTS:X sẽ cải thiện nhẹ âm thanh, nhưng không quá chính xác là 1 hiệu ứng 3D. 1 tính năng đáng chú ý khác đó là điều chỉnh mic, cho phép bạn từ nghe giọng của mình để bạn không bị vô tình hét vào tai bạn bè.
Dung lượng pin của tai nghe không dây HyperX Cloud Alpha Wireless
Cuối cùng, về dung lượng pin. Mình đã nói nhanh về phần này ở mở đầu, điểm nổi bật của Cloud Alpha Wireless là khoảng 300 giờ pin với mức volume ở 50%. Một lần nữa, mình vẫn chưa thể thử nghiệm được giả thiết đó rõ ràng vì mình chưa sử dụng được nó trong 300 giờ. Thế nhưng, nhìn chung thì đánh giá giờ pin khá khó tin này của HyperX này lại là khá chuẩn. Mình đã sử dụng Cloud Alpha Wireless trong suốt những tuần vừa qua, chơi game gần như vài tiếng mỗi ngày và gần như nó thực sự là bất tử vậy
Khi nó thực sự hết pin, Cloud Alpha Wireless sẽ có thể được sạc qua cổng USB – C tại phía dưới của tai trái, tốn khoảng 4.5 giờ để sạc đầy.
Kết luận về headphone HyperX Cloud Alpha Wireless
Cloud Alpha Wireless là 1 lựa chọn tuyệt vời cho anh em game thủ PC hay Console đang tìm kiếm 1 chiếc tai nghe cao cấp, với giờ pin nổi bật cực kì trâu.
Còn nếu như anh em cần phiên bản vừa túi tiền hơn thì có thể xem qua Hyper X Cloud II Wireless hay phiên bản có dây Cloud Alpha cũng là rất đáng tiền và chất lượng tại QM Tech nhé.
Nguồn: Gizmodo
QM Tech là cửa hàng chuyên cung cấp đồ Gaming Gear, linh kiện PC chất lượng cao, giá rẻ từ các hãng lớn trên toàn thế giới.