Top 6 bàn phím 65% tốt nhất 2022 (phần 2)

Rate this post

Top 6 bàn phím 65% tốt nhất 2022 (phần 2)

Hôm nay, QM Tech sẽ review cho anh em về những chiếc bàn phím 65% tốt nhất 2022 nhé.

Bàn phím 65% có vẻ như đang ngày càng trở nên phổ biến, và lí do cũng là dễ thấy. Loại bàn phím này vẫn giữ được dáng vẻ gọn gàng của bàn phím 60% nhưng giờ đây cũng được thêm những phím nav cluster cũng như những phím mũi tên thiết yếu với nhiều người. Điều này khiến chúng trở thành 1 biến tấu hoàn hảo giữa bàn phím 60% và những loại bàn phím lớn hơn khác.

Với thị trường bàn phím 65% ngày càng được mở rộng và đông đúc hơn, lựa chọn 1 chiếc bàn phím 65% tốt có vẻ như sẽ là 1 điều hơi khó khăn. Nhưng các bạn sẽ không cần phải tốn sức nữa vì chúng mình đã lựa chọn ra những chiếc phím 65% tốt nhất cho tất cả các người dùng với sở thích khác nhau rồi nhé. Vậy đầu tiên hãy cùng xem những lựa chọn của mình nhé.

Bài viết này là phần 2 của bài review 2 phần của mình nhé.

Bàn phím đánh máy 65% tốt nhất – Leopold FC660C – 4.000.000 đ

Leopold FC660C đã được ra mắt trong 1 khoảng thời gian đáng kể rồi. Thế nhưng, với kinh phí của mình, đây vẫn là 1 trong những trải nghiệm đánh máy tuyệt vời nhất mà bạn có thể có ở trong hình thái của 1 bàn phím 65%. Khác với những chiếc bàn phím khác trong danh sách của mình, Leopold FC660C sử dụng switch Topre thay vì switch cơ style Cherry MX.

Switch Topre sử dụng rubber dome, nhưng những chiếc switch vẫn là giòn giã và chuẩn xác, khác với những tấm bọc cao su mà bạn thường thấy trên những bàn phím rẻ tiền. Thêm vào đó, nó cũng được có thểm tính năng đáng tin cậy của những phím gồ tactile, đem lại trải nghiệm đánh máy tuyệt vời. Hãy nghĩ về nó như là switch Cherry MX Brown, nhưng là còn tốt hơn nhé.

Leopold đã tiết kiệm được 1 chút kinh phí trong việc thiết kế chiếc bàn phím này. Bên cạnh switch Topre, Leopold FC660C đi kèm với những keycap dày, dye-sub và là 1 trong những keycap đập hộp tốt nhất mà bạn có thể tìm thấy trên 1 chiếc bàn phím. Phần case thì vấn được làm bằng nhựa, nhưng cũng là đúng thôi vì vỏ kim loại vẫn chưa phải là 1 thứ phổ biến Leopold FC660C ra mắt vào năm 2013.

Bàn phím đánh máy 65% tốt nhất – Leopold FC660C
Bàn phím đánh máy 65% tốt nhất – Leopold FC660C

Leopold FC660C cũng cho thấy tuổi già của mình ở việc nó không thể được lập trình. Một lần nữa, không phải là vấn đề vào năm 2013, nhưng là 1 điểm trừ ngày nay với nhiều phím cap cấp (thậm chí là trung cấp) cũng có thể lập trình được.

Những lựa chọn tùy chỉnh của bạn cũng là bị giới hạn khi nói tới keycap. Vì switch Topre không dùng mount style MX, nên bạn sẽ không thể sử dụng bất kì lựa chọn nào trong hằng trăm keyset MX custom hiện có cho Leopold FC660C. Thay vào đó, bạn sẽ phải tìm những set keycap dành riêng cho Topre, thứ mà có lẽ là khá hiếm.

Vậy vấn đề thiếu xót của khả năng lập trình và keycap sẽ là 1 vấn đề khiến cái giá khá là chát phải trả để sở hữu Leopold FC660C là hơi khó chấp nhận. Nhưng các bạn cần nhớ đó là switch Topre sẽ cung cấp sự vượt trội trong tính tactile và phản hồi đánh máy, phần nào cũng cho thấy sự phù hợp của mức giá đó. Leopold FC660C chắc chắn không phải là 1 chiếc bàn phím cho những ai chỉ muốn mua nó như 1 sở thích, nhưng những người phải đánh máy thường xuyên đang tìm kiếm 1 chiếc bàn phím 65% sẽ rất nên bắt đầu ở đây nhé.

Bàn phím 65% giá trị nhất – Keychron K6 – 1.640.000 đ

Keychron K6 là 1 sản phẩm vô cùng thành công, thu về hơn nửa triêu đô la. Và không khó để thấy lí do tại sao nó lại như vậy: đây là 1 chiếc bàn phím cơ 65% không dây tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu mà lại không hề gây tổn hại đến túi tiền. Nếu như bạn đang có 1 kinh phí hẹp và không muốn phải hy sinh quá nhiều tính năng khi lựa chọn bàn phím thì Keychron K6 sẽ đáng để bạn cân nhắc đó.

1 vài tính năng nổi bật của Keychron K6 bao gồm việc hỗ trợ Bluetooth (lên tới 3 kết nối đồng thời), pin 4000mAh, và hỗ trợ trực tiếp cho Mac và Windows. Bạn cũng sẽ có 18 pattern backlight và lựa chọn switch cơ Gateron hoặc LK quang học. Socket hotswap MX-style cũng là 1 lựa chọn có sẵn cho việc tùy chỉnh dễ dàng.

Keychron khẳng định về 1 thời gian hoạt động 240 giờ khi không có backlight, nhờ vào pin 4000 mAh mình nhắc tới phía trước. Đây là rất lâu so với những bàn phím cơ 65% không dây cạnh tranh khác và là 1 điểm mạnh nổi bật của Keychron K6.

Bàn phím 65% giá trị nhất – Keychron K6
Bàn phím 65% giá trị nhất – Keychron K6

Tuy nhiên thì giá thành rẻ cũng đi kèm với 1 điểm trừ cụ thể. Khác với những chiếc phím thời đại ngày nay, Keychron K6 không hề có bất kì tính năng lập trình nào. Layout mặc định là hoàn toàn sử dụng được và sẽ không phải là vấn đề cho phần lớn người dùng. Tuy nhiên thì những ai thích swap phím Control và Caps Lock thì nên xem xét lại nhé.

Keychron K6 hiện có cả 2 khung nhựa hoặc nhôm. Phiên bản nhựa có sẵn với màu trắng hoặc RGB backlight, trong khi khung nhôm thì chỉ có RGB thôi.

Tổng quan thì mình nghĩ Keychron K6 là 1 trong những chiếc bàn phím cơ 65% không dây tốt nhất với mức giá như vậy. Nó có bộ tính năng cân bằng, chất lương gia công ổn. Tuy không phải hoàn hảo, nhưng nó có đầy đủ những gì thiết yếu.

Bàn phím 65% tiết kiệm nhất – Qisan MagicForce – 940.000 đ

Nếu như bạn đang tìm kiếm 1 chiếc phím tiết kiệm nhất có thể thì Qisan MagicForce với switch Outemu Brown hay Blue sẽ là đáng để xem xét.

Cho dù có mức giá dưới 1 triệu, Qisan MagicForce vẫn có 1 khung nhôm và 1 số tính năng hấp dẫn khác. Trong khi việc lập trình là đương nhiên sẽ thiếu, bạn vẫn sẽ có 1 vài switch DIP cho phép bạn swap phím Control và Caps Lock và ngắt kích hoạt phím Windows.

Tất nhiên thì bạn không nên trông chờ vào ánh sáng RGB với MagicForce. Phiên bản Cherry MX, Kailh và Gateron chỉ có đèn LED trắng 1 màu thôi, trong khi phiên bản Outemu thì lại hoàn toàn thiếu phần backlight. Tuy rằng đây là 1 điểm trừ những mình nghĩ đây có thể là 1 sự hi sinh xứng đáng để có được 1 chất lượng gia công tốt 1 cách bất ngờ và phần khung nhôm mượt mà.

Bàn phím 65% tiết kiệm nhất – Qisan MagicForce
Bàn phím 65% tiết kiệm nhất – Qisan MagicForce

1 khía cạnh khác mà Qisan MagicForce phải gánh chịu đó chính là keycap. Keycap double-shot ABS là mỏng, và mình nghĩ phần phông chữ trông khá là kém thẩm mĩ. Nó là chấp nhận được cho bàn phím Outemu giá rẻ nhưng mình nghĩ là 1 điểm trừ đáng cân nhắc nếu bạn mua bàn phím cơ Cherry, Kailh hay Gateron. May mắn thì Qisan MagicForce vẫn sử dụng kích thước keycap tiêu chuân, khiến nó có thể được thay đổi dễ dàng.

Tóm lại thì, Qisan MagicForce với switch Outemu là 1 chiếc bàn phím 65% tiết kiệm đáng tin cậy. Nó cách xa khỏi vị trí là 1 chiếc bàn phím cơ tốt là điều đương nhiên. Nhưng nó là sử dụng được, và nhìn khá là ổn (ngoại trừ phông chữ keycap), và bạn vẫn có thể sở hữu nó với 1 mức giá phù hợp.

Tuy nhiên thì mình không khuyến nghị nhưng phiên bản switch khác nhé. Một khi bạn đã đi quá mức giá hơn 1.000.000 đ thì có những lựa chọn tốt hơn sẽ chờ đợi các bạn. Ví dụ như là Royal Kludge RK68 cũng đến từ nhà Keychron chẳng hạn.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình, nếu như các bạn chưa ưng những chiếc bàn phím này thì hãy tiếp tục xem ngay phần 1 ở đây, còn nếu như bạn đã tìm được chân ái của mình thì có thể ghé ngay qua QM Tech để nhận được sự tư vấn nhiệt tình và mua sắm trong tíc tắc nhé.

Nguồn: Voltcave


QM Tech là cửa hàng chuyên cung cấp đồ Gaming Gear, linh kiện PC chất lượng cao, giá rẻ từ các hãng lớn trên toàn thế giới.

 

 

Bài viết liên quan

Mục Lục