web analytics

Review tai nghe 1More SonoFlow

Rate this post

Review tai nghe 1More SonoFlow

Liệu bạn có phải chi trả thật nhiều tiền để có được 1 đôi tai nghe cách âm không dây tốt không? Đương nhiên là không rồi, và 1More đã chứng minh điều này với sản phẩm mới nhất của hãng – 1More SonoFlow. Với mức giá 2.370.000 đ, hay thậm chí còn thấp hơn – và nó sẽ đáng giá với từng đồng mà bạn bỏ ra đó.

Sản phẩm bao gồm cả sự hỗ trợ cho âm thanh hi-res, cùng với dung lượng pin đánh bại phần lớn những đối thủ cạnh tranh. Tuy rằng bạn sẽ không được sở hữu tất cả mọi thứ, nhưng dù vậy thì 1More cũng đã tạo ra 1 sản phẩm đặc biệt giúp cho người dùng “mua ít được nhiều”.

Thiết kế của tai nghe chống ồn SonoFlow

Thiết kế của tai nghe chống ồn SonoFlow
Thiết kế của tai nghe chống ồn SonoFlow

SonoFlow không phải là quá đôc đáo về mặt thiết kế, cho dù mình cũng khá thích 1 vài lựa chọn được sử dụng ở đây. Đầu tiên là màu đỏ cho lớp chụp tai bên trong – có lẽ là phần màu nổi bật duy nhất trên sản phẩm này. 1 điểm cộng nữa là cách mà loa được gấp vừa vặn vào case nữa. Mọi thứ đều có cảm giác vô cùng đơn giản, và việc có những chữ cái chỉ dẫn ở trong vỏ hộp cũng giúp chúng ta không phải đoán cách đặt tai nghe vào lại vỏ hộp.

Bên cạnh đó, đây là 1 chiếc tai nghe ổn. Không chỉ có tông màu dễ nhìn và phong cách thiết kế, những vật liệu nhẹ và vị trí đặt nút cũng là những điểm mà 1More đã làm tốt. Phần chụp tai thì có kích thước tiêu chuẩn, và mình không nghĩ rằng bạn sẽ cảm thấy những sự gò bó hay bị chật khi đeo đôi tai nghe này.

Nhưng về việc bạn có nên sử dụng headphone này để chạy hay luyện tập hay không thì mình vẫn chưa biết được, vì 1More không hề nói chút gì về độ bền của sản phẩm này cả. Không hề có IP protection, hoặc ít nhất là không có gì được công bố chính thức về nó cả, do đó mình cho rằng là bạn sẽ cần phải chú ý việc làm xước hay làm ướt chiếc tai nghe này nhé. Nhưng đừng hiểu lầm mình nhé, bạn vẫn sẽ thấy rất thoải mái khi đeo nó, chỉ là mình không biết liệu bạn cần phải để tâm đến thứ gì để bảo vệ chiếc tai nghe này thôi.

Setup và điều khiển 1More SonoFlow

Setup và điều khiển 1More SonoFlow
Setup và điều khiển 1More SonoFlow

SonoFlow có thể được kết nối khá là nhanh dù không có Fast Pair trên Android hay bất cứ thứ gì tương tự trên iOS cả, thay vào đó, bạn sẽ cần phải tìm kiếm trên menu Bluetooth trên thiết bị của bạn. Còn tất cả các nút bấm thì đều được đặt ở bên phải, với nút nguồn được đặt hướng về phía trước, trong khi nút cách âm và âm lượng thì được đặt thẳng hàng ở đằng sau. Đó cũng là nơi mà 1 jack cắm headphone 2.5mm được đặt. Còn ở bên trái thì sẽ chỉ có 1 cổng sạc USB-C.

Ứng dụng điện thoại 1More là 1 mảnh ghép quan trọng bởi lẽ nó không chỉ cung cấp 1 chỉ dẫn nhanh chóng và phần FAQ, mà nó còn hỗ trợ người dùng truy cập vào tất cả các tính năng của tai nghe. Tiếp đó, SonoFLow sở hữu chế độ ANC và transparency (cho phép âm thanh đi qua), cũng như rất nhiều preset EQ cho việc tùy chỉnh âm thanh.

Về mặt công thái học, mình không thấy những chiếc nút này là quá khó để sử dụng, nhưng mình thấy là có lẽ sẽ hơi khó nhằn để bạn có thể sử dụng những tùy chỉnh khác nhau trên tai nghe của mình. Ví dụ, nếu như bạn quen với điều khiển cảm ứng hay những loại tương tự ở phần ngoài chụp tai, thì có lẽ thói quen đó sẽ hơi gây khó chịu 1 chút đó nhé.

Thêm vào đó, việc thiếu đi cảm ứng tai nghe giúp tự động ngắt/nghe nhạc khi tháo/đeo tai nghe. Headphone này sẽ vẫn phát nhạc khi mà bạn tháo chúng ra, 1 điểm khá khó chịu khi mà bạn đã thường quen để cảm ứng làm điều đó cho bạn rồi.

Chất lượng âm thanh của wireless headphone giá rẻ SonoFlow

Chất lượng âm thanh của wireless headphone giá rẻ SonoFlow
Chất lượng âm thanh của wireless headphone giá rẻ SonoFlow

Đội ngũ của 1More cũng tích hợp vào trong tai nghe Sony LDAC hi-res codec, và với mức giá này, đây cũng là 1 điểm đáng chú ý. Nhưng đó là nếu như bạn đã có sẵn 1 thiết bị hỗ trợ codec, và âm thanh mà bạn đang nghe có bit rate đủ cao để được nhận là hi-res. Trong khi SBC và AAC codec cũng được tích hợp ở đây, aptX Adaptive thì lại đang vắng bóng, 1 thiếu xót lớn rất cần thiết cho những thiết bị Android vì nó cung cấp độ trễ thấp rất tốt cho gaming và xem video.

Và đương nhiên, những người dùng iPhone sẽ không thể tận dụng được LDAC, nhưng thiết bị iOS thì vẫn phù hợp hơn nhiều với AAC hơn là Android, do đó đây có thể được coi là 1 sự đánh đổi phủ hợp. Bạn sẽ có 12 preset EQ, nhưng lại không có cách nào để điều chỉnh chúng cả. Mình nghĩ rằng điều này có lẽ sẽ được cập nhật trong tương lai vì 1More đã từng thực hiện điều này rồi, phát hành 1 bản cập nhật cho phép người dùng tùy chỉnh preset EQ.

Bạn có lẽ sẽ không quá hài lòng với phần EQ, nhưng những driver 40mm của SonoFLow thì lại làm việc khá ấn tượng. Tất nhiên, âm thanh của SonoFlow là rất cạnh tranh so với Anker Soundcore Space Q45 hay Sennheiser HD 450 BT ở cùng tầm giá. Preset EQ mặc định thì cũng có 1 độ trong tốt. Nó không bị hạ xuống quá thấp và cũng dành không gian cho những âm trung đi qua nữa. Và khi mình nghịch 1 chút preset và chuyển đổi liên tục giữa chúng thì mình thấy âm thanh là vô cùng tốt và ổn định, cung cấp 1 âm thanh cân bằng có thể dễ dàng cạnh tranh với những sản phẩm khác.

Đồng thời, mình cũng rất ấn tượng với phần playback, cả ở trong hi-res và khi bật ANC. Thậm chí kể cả khi mình tắt nó đi, mình vẫn thấy âm thanh là rất tuyệt. Tiếp đó, đối với tai nghe của mình, mình thấy LDAC không quá khác biệt so với ACC, cho dù là chỉ khi những nội dung mình đang nghe có thể cung cấp âm thanh khác biệt hơn. Ví dụ, khi nghe nhạc ở trên Amazon Music HD, LDAC cho mình nghe nhiều chi tiết hơn, trong khi những track từ Spotify thì lại không làm được điều này.

Mic được tích hợp cũng đóng vai trò lớn trong việc làm chất lượng những cuộc gọi tốt hơn nữa. Trừ khi mình ở trong 1 không gian ồn ào, những người gọi chưa bao giờ than phiền chút nào về chất lượng cuộc gọi của mình cả.  Bluetooth Multipoint cũng là 1 tính năng tốt, đặc biệt là khi chúng ta muốn nghe nhạc ở trên 1 thiết bị trong khi đang gọi điện ở 1 trên thiết bị khác. Nó không đơn giản như những chiếc headphone hay là earbud có thể làm được bây giờ. Ví dụ, khi có 1 cuộc gọi đến, bạn sẽ phải chấp nhận cuộc gọi và thấy được 1 khoảng delay lớn giữa những thiết bị.

Việc cắm dây cáp vào để sử dụng có dây sẽ ngắt kích hoạt những tính năng khác cũng như làm im lặng ứng dụng, vậy nên dù nó là khá tiện lợi, nó sẽ không cho bạn sử dụng những tính năng khác như những headphone Treblab Z7 Pro chẳng hạn.

Chế độ cách âm ANC và Passthrough của tai nghe không dây giá rẻ SonoFlow

Chế độ cách âm ANC và Passthrough của tai nghe không dây giá rẻ SonoFlow
Chế độ cách âm ANC và Passthrough của tai nghe không dây giá rẻ SonoFlow

Chức năng ANC hoạt động khá tốt khi mà nó có thể bật ra phần lớn những âm thanh tần số thấp mà bạn gặp. Tuy rằng nó sẽ không phải là ngang tầm với Sony WH-1000XM4 hay XM5, nhưng ở 1 mức giá như thế này, có lẽ SonoFlow là đôi tai nghe có thể cho bạn 1 trải nghiệm gần nhất có thể.

Còn đối với những lúc bạn cần phải nghe những âm thanh xung quanh thì SonoFlow cũng có thể thực hiện nó khá tốt. Mình không gặp phải vấn đề gì khi sử dụng vừa sử dụng headphone mà vừa có những cuộc trò chuyện nhanh hay nghe tiếng xe cộ khi đi trên đường.

Dung lượng pin của headphone wireless SonoFlow

Đây là 1 điểm thực sự ấn tượng của SonoFlow. Với 50 giờ pin khi bật ANC (70 nếu bạn tắt nó đi), bạn thực sự có thể sử dụng nó trong vài ngày mà không cần phải sạc 1 chút nào. Âm lượng có lẽ sẽ quyết định con số chính xác, nhưng mình thì đã đạt được 48 giờ pin với 60% âm lượng.

Nguồn: DigitalTrends


QM Tech là cửa hàng chuyên cung cấp đồ Gaming Gear, linh kiện PC chất lượng cao, giá rẻ từ các hãng lớn trên toàn thế giới.

Bài viết liên quan

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?