web analytics

Review Intel Arc A380. Chuyện gì đang xảy ra?

Rate this post

Sau nhiều sự chờ đợi, chúng ta giờ đây đã có những cái nhìn đầu tiên về GPU rời thế hệ đầu tiên của Intel – Arc A380. Đây sẽ là sản phẩm với giá khá hấp dẫn của Intel trong bộ sưu tập Alchemist, được kì vọng sẽ ở tầm giá từ 2.800.000 đ đến 3.000.000 đ, khiến nó trở thành một trong những card đồ họa có giá dễ mua nhất trên thị trường hiện nay.

Và bây giờ đây sẽ là một bài review không chính thức bởi lẽ Intel cũng chửa bắt đầu review dòng sản phẩm Arc GPU Alchemist của họ, hay phát hành nó ngoài Trung Quốc. Mình đã mua con card đồ họa này với giá rất rất đắt qua eBay từ Trung Quốc, tuy nhiên, mình vẫn thấy may mắn khi được thử nghiệm con GPU này.

Như nhiều người khác đã được chạm vào card đồ họa Arc A380, mẫu của chúng mình là Gunnir Photon, nhìn qua thì được chế tạo khá tốt, nhưng sự tập trung hôm nay của mình sẽ là vào GPU A380 nhé.

Arc A380 Gunnir Photon
Arc A380 Gunnir Photon

Dựa trên chip TSMC’s N6, chip GPU DG12-128 chứa 7.2 tỉ bóng bán dẫn trong một con chíp 157mm2. Config của nhân bao gồm 1024 nhân lên tới 2GHz, 64 TMUs và 32 ROPs. Về bộ nhớ, nó gồm 6GB của 15.5 Gbps DDR6.

Về phần tính năng, tất cả GPU dòng Alchemist đều hỗ trợ encoding AV1, DisplayPort 2.0, DirectX 12 Ultimate, XeSS ray tracing – phiên bản supersampling của Intel dựa trên mạng lưới neuron – giống với Nvidia DLSS.Vậy nên ít nhất về mặt tính năng thì những chiếc GPU này sẽ bắt kịp với thế hệ hiện tại của AMD và Nvidia. Về phần performance thì đó lại là một câu chuyện khác.

Intel Arc A380
Intel Arc A380

Trong vài tuần vừa qua, nhiều tờ báo về công nghệ cũng đã có được A380, do đó nếu như bạn đã đọc được một số bài review khác về nó, bạn sẽ biết được rằng Intel vẫn cần làm nhiều công việc để cải thiện phần trước của driver, ví dụ như cần Resizable BAR để có thể đưa tới performance chấp nhận được.

Chú ý điều này, kế hoach của mình dó là sẽ review Arc A380 một cách tiêu chuẩn trước và sẽ làm những bài review khác trong tương lai sau khi đã thử nghiệm nhiều hơn để xây dựng mốc Performance qua nhiều game khác nhau hơn. Mình nghĩ, và cũng khá hi vọng rằng Intel sẽ tiếp tục tối ưu hóa driver và có những cải tiến trong những tháng tới đây, vì vậy những dữ liệu trong bài viết này sẽ chủ yếu dùng cho tương lai.

Intel Arc A380
Intel Arc A380

Đầu tiên, đến với giai đoạn benchmark. Mình sẽ thử nghiệm với hệ thống kiểm tra Ryzen 9 5950X. Mình biết là sẽ không có ai đi ghép card đồ họa budget với CPU này, nhưng, để có thể thử nghiệm Performance của GPU, bọn mình tránh sử dụng 1 bottleneck CPU với tiềm năng làm hỏng dữ liệu.

Trong việc thử nghiệm từ low-end đến entry-level GPU, mình sử dụng cải đặt chất lượng trung bình (medium quality). Intel A380 được thử nghiệm không kèm ReBAR, khác với các GPU khác mình đã test với ReBAR, thứ mà mình sẽ cập nhật thêm trong tương lai.

Game được test với độ phân giải 1080p và 1440p. Tuy nhiên, sẽ có lí hơn nếu như mình tập trung  vào kết quả 1080p.

Benchmark của ARC A380

Bắt đầu với Assassin’s Creed Valhalla, mình thấy Intel A380 không phải là GPU đỉnh nhất, với 48fps tại 1080p và preset medium, toort hơn GeForce GTX 1050 Ti, nhưng chậm hơn 11% so với Radeon RX 6400 khi đi kèm với giao diện PCIe 4.0. Và đáng thất vọng hơn đó là nó chậm hơn 9% so với RX570, một card đồ họa đã 5 năm tuổi rồi.

Arc A380 ACV
Arc A380 ACV

Nhưng, dù gì thì game vẫn có thể chơi được. Mình muốn bổ sung thêm là các bạn nên kích hoạt ReBAR, như Intel recommend, nếu không bạn sẽ bị giới hạn ở 36fps trung bình và 1% fps thấp không thể chơi được tại 23fps.

Arc A380 Sottrd
Arc A380 Sottrd

Tiếp theo là Shadow of the Tomb Raider với một performance tồi tệ với 42 fps tại 1080p, dù mình đang sử dụng cài đặt cao nhất, Radeon RX 570 cũ vẫn tốt ở 54fps và Radeon RX 6400 ở 53 fps.

Nếu như mình giới hạn RX 6400 với PCIe 3.0, nó sẽ bằng với A380. Một lần nữa, hãy nhớ kích hoạt ReBAR, nếu không game sẽ không thể chơi được trong điều kiện này đâu nhé.

Arc A380 WDL
Arc A380 WDL

Tới Watch Dogs: Legion, kết quả là khá triển vọng, dù mình chỉ đang so sánh với performance của Radeon RX 570 hay RX 6400. Nhưng 59fps trung bình với cài đặt medium là chơi được và khá cạnh tranh với Radeon RX 6400. Không có ReBAR, A380 sẽ chậm lại và nhanh chóng trở thành 1 GPU giống như GTX 1050 Ti.

Arc A380 RSS
Arc A380 RSS

Performance tại Rainbow Six Siege khá là hợp lí để cạnh tranh. Thực sự, nó tốt hơn một chút, so sánh được với Radeon RX 6500 XT.

Nhưng nó chưa đủ để cạnh tranh với GTX 1650 hay RX 570, nhưng 114 fps trung bình với settings ultra quality là kết quả khá tốt, và tốt hơn nhiều so với Radeon 6400. Như mình đã để ở trên, nếu không có ReBAR, performance sẽ tụt 26%.

Arc A380 F1
Arc A380 F1

Với F1 2021, performance của Arc A380 sẽ giống với RX 6400, là khá tốt, với performance tổng thể là có thể chơi được sử dụng cài đặt high quality. Đương nhiên, ReBAR vẫn là bắt buộc và nếu không có nó game sẽ không thể chơi được với chỉ 22 fps.

Intel A380 HZD
Intel A380 HZD

Trong Horizon Zero Dawn, chúng ta đang được nhìn vào performance giống với Radeon RX 570 và RX 6400, tại 50 fps trung bình. Không tệ, những vẫn cần ReBAR nếu không nó sẽ còn chậm hơn cả GTX 1050 Ti.

Intel Arc FC6
Intel Arc FC6

Performance trong Far Cry 6 là khá thất vọng, 52 fps trung bình, kém hơn so với GeForce GTX 1650 nhưng bằng với RX 6400 khi được giới hạn bởi PCIe 3.0, nhưng chậm hơn 22% so với 6400 sử dụng PCIe 4.0, và 22% chậm hơn so với RX 570 cũ, đó thực sự là không tốt.

Intel A380 Doom
Intel A380 Doom

Tiếp đó là performance của Doom Eternal, nó khá là hợp lí với 56fps tại 1080p sử dụng preset ultra quality, 8% hơn so với Radeon RX 6400, và 10% chậm hơn so với RX 570. Nhưng game thì vẫn chơi được, và đó là điều tích cực cho A380, và tiêu chuẩn mình đang tìm kiếm cho tới lúc này.

Intel A380 REV
Intel A380 REV

Fps trong Resident Evil Village là hợp lí, với 68 fps trung bình tức là A380 nhanh hơn một chút so với GTX 1650, nhưng một lần nữa thì vẫn chậm hơn RX 570.

Intel A380 DS
Intel A380 DS

Kết quả của Death Stranding thì đáng lo hơn khi A380 chậm hơn 13% si với Radeon RX 6400 và 15% chậm hơn so với RX 570, dù có thể so sánh được với GTX 1650.

Intel A380 HM
Intel A380 HM

Hitman 3 thì lại khá khó khăn cho Arc A380 khi ta chỉ được thấy mức performance giống với GTX 1650, khiến nó chậm hơn cả Radeon RX 570 và RX 6400.

Tuy nhiên 58fps trung bình là chơi được, nhưng không có ReBAR thì còn tụt xuống tận 26 fps.

Arc A380 CP2077
Arc A380 CP2077

Cuối cùng, mình đã khá bất ngờ khi nhìn thấy A380 dùng tốt ở Cyberpunk so với Radeon 6400 và RX 570. Tuy nhiên, chỉ 44fps trung bình tại 1080p và preset medium là dưới mức chơi game được 1 chút, nhưng là một card đồ họa budget, nó hoạt động tốt.

Performance của Intel A380 trung bình trên 12 Game

Sau khi nhìn phân tích chi tiết performance, có thể  thấy kết quả không quá tuyệt vời. Intel Arc A380 sẽ tốt nhất khi so sánh với Radeon RX 6400 và GTX 1650 cũ, chậm hơn 11% so với RX 570 và rất chậm hơn so với 5500 – có cùng chip GPU.

Arc A380 Trung BÌnh 12 Game
Arc A380 Trung BÌnh 12 Game

Kết luận về Intel Arc A380

Nhìn chung, Arc A380 có màn thể hiện khá thất vọng, nhưng minh không nghĩ nó là một sản phẩm thất bại vì có thể còn những cải tiến thêm trong tương lai gần. Và, nó thực sự là 1 thất bại nếu không có Resizable Bar, nhưng hiện tại mình muốn nghĩ rằng Arc sẽ là một khoản đầu tư cho tương lai.

Hiện tại, mình sẽ không recommend cho các bạn sản phẩm này. Intel vẫn còn rất nhiều việc phải làm trong tương lai và mình thực sự hi vọng họ có thể trở thành 1 đối thủ cạnh tranh chính thức trên thị trường GPU rời nhưng kết quả hiện tại thì vẫn chưa đáng để hi vọng lắm.

Do đó, nếu như bạn đang tìm mua card đồ họa, hãy ghé qua QM Tech nơi chúng mình đã chuẩn bị cho bạn những lựa chọn tốt nhất để được nhận sự tư vấn nhiệt tình và mua hàng trong tíc tắc nhé.

Nguồn: Techspot


QM Tech là cửa hàng chuyên cung cấp đồ Gaming Gear, linh kiện PC chất lượng cao, giá rẻ từ các hãng lớn trên toàn thế giới.

 

Bài viết liên quan

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?