web analytics

M.2 vs NVMe SSDs: M.2 là gì? NVMe là gì? Chúng có lợi gì cho PC của bạn?

Rate this post

M.2 vs NVMe SSDs: M.2 là gì? NVMe là gì? Chúng có lợi gì cho PC của bạn?

Những tín đồ máy tính từ tất cả cấp bậc và trình độ khá nhau có lẽ từ lâu đã không còn xa lạ gì với hai hình thái của ổ cứng với HDD 3.5” to và cồng kềnh hay là SSD 2.5” mỏng manh và gọn gàng. Nếu như bạn biết về HDD và SSD, nhiều khả năng bạn cũng sẽ biết về SATA ( hay Serial AT Attachment) – 1 giao diện computer bus mà thường được sử dụng để kết nối ổ cứng với bo mạch chủ của máy tính. Và cho dù đây thường là những hình thái và lựa chọn kết nối phổ biến nhất, drive M.2 và NVMe cũng càng ngày càng trở nên phổ biến trong những setup PC hiện nay.

Và, để rõ ràng hơn, M.2 và NVMe không phải là những thuật ngữ có thể sử dụng thay cho nhau, nhưng chúng vẫn có sự liên kết chặt chẽ. Trong bài giải thích này, chúng mình sẽ giải thích cặn kẽ chính xác M.2 và NVMe là gì, điểm khác biệt của chúng và lợi ích cuối cùng của nó đối với máy tính của bạn.

M.2 là gì? NGFF là gì?

M.2 là gì? NGFF là gì?
M.2 là gì? NGFF là gì?

Hình thái M.2 (trước kia được biết với tên gọi là Next Generation Form Factor, hay NGFF) là một hình thái hiện đại của card mở rộng bên trong để thay thế tiêu chuẩn mSATA (Mini-SATA) khi trước.. Khác với tiêu chuẩn HDD và SDD, drive M.2 sẽ không kết nối với bo mạch chủ qua một dây cáp, mà thay vào đó chúng sẽ được cắm trực tiếp vào bo mạch chủ sử dụng một ô kết nối riêng cho M.2.

Phụ thuộc vào loại và chức năng, drive M.2 có thể được tận dụng cả giao diện SATA tiêu chuẩn  hay giao diện PCIe nhanh hơn (Peripheral Component Interconnect Express), nhưng trong cả hai trường hợp thì chúng đều cần được cắm trực tiếp vào bo mạch chủ. Bởi lẽ chúng sẽ được gấp lại và nằm bẹp cùng bo mạch chủ một khi chúng được kết nối thay vì bị ló ra như card đồ họa hay RAM chip ( hay HDD và SDD truyền thống), drive M.2 cho phép nội thất của PC sạch sẽ hơn, gọn gàng hơn với ít dây cáp cần được sắp xếp hơn.

Một số phụ kiện PC nhất định như là card wifi cũng có thể có hình thái M.2, nhưng hình thái được sử dụng phổ biến nhất của M.2 là ổ cứng SSD, cơ bản nó hoạt động như là một drive ổ cứng 2.5” dự bị và được đặt trong một không gian riêng và được kết nối với bo mạch chủ qua 1 dây cáp SATA. Đồng thời, chúng ta cũng cần chú ý rằng SSD M.2 sử dụng giao diện SATA thì cũng không hẳn là nhanh hơn drive 2.5” tiêu chuẩn, chúng chỉ tốn ít khôn gian hơn và nhìn sạch sẽ hơn thôi. Nếu như bạn nhắm đến tốc độ, bạn có lẽ sẽ muốn đảm bảo rằng drive M.2 của bạn sở dụng giao diện thử nghiệm của NVMe.

Giao diện NVMe Protocol

Giao diện NVMe Protocol
Giao diện NVMe Protocol

NVMe là viết tắt của Non-Volatile Memory Express, và nó liên quan tới cách mà dữ liệu được di chuyển, thay vì là nhắc tới hình dạng của drive. Điểm khác biệt chính của nó so với SATA tiêu chuẩn hiện tại đó là nó sẽ tận dụng giao diện PCIe của bo mạch chủ để thu về tốc đổ chuyển phát dữ liệu nhanh hơn nhiều so với những gì mà SATA có thể làm được. Tùy thuộc vào nhà sản xuất drive NVMe của bạn, bạn có thể thấy tốc độ được cải thiện lên tới 5 hay 6 lần so với SATA.

Bên cạnh đó, có một số drive NVMe được thiết kế đặc biệt để phù hợp với bo mạch chủ PCIe tiêu chuẩn như là 1 card đồ họa thông thường vậy, nhưng đa phần drive NVMe sẽ sử dụng hình thái M.2. Đương nhiên, với tốc độ nhanh hơn đó, drive NVMe sẽ tốn hơn là SSD 2.5” tiêu chuẩn, tương tự như lí do mà SSD thường đắt hơn HDD dù có cùng dung lượng lưu trữ.

Vậy, nếu như bạn đang định sử dụng drive M.2 để tự build hay nâng cấp máy tính gaming của bạn, bạn sẽ cần chú ý liệu rằng bạn đang sử dụng một drive SATA hay drive NVMe. Bo mạch chủ của bạn có lẽ sẽ không sở hữu slot M.2 phù hợp cho cả 2 loại này (SATA và NVMe M.2 thường có cấu trúc hơi khác nhau một chút), và kể cả khi nó có sỡ hữu chúng, bạn cũng sẽ không muốn phung phí tiền của mình vào 1 drive NVMe đắt đỏ hơn nếu như bo mạch chủ của bạn chỉ có thể truy cập dữ liệu sử dụng SATA protocol (bởi lẽ không phải bo mạch chủ nào cũng cho phép truyền dữ liệu qua PCIe).

Nói về giá cả, sẽ khá là quan trọng để nhắc tới việc tăng tốc độ qua NVMe protocol thường sẽ chỉ có tác dụng với những dữ liệu đọc và viết dưới thứ tự cụ thể, chứ không phải là ngẫu nhiên. Điều này có nghĩa rằng bạn sẽ nhận thấy một sự cải thiện lớn nếu như bạn đang sử dụng PC của mình cho những khối lượng công việc nặng nhọc như là edit video 4K hay là truyển đổi dữ liệu với khối lượng lớn thường xuyên từ 1 drive tới 1 drive khác. Việc đọc và viết ngẫu nhiên trên drive NVMe thường sẽ nhanh hơn so với trên drive SATA, nhưng nếu như bạn chỉ sử dụng PC của mình cho việc chơi game hay hoạt động thường nhật thì một drive NVMe đắt đỏ sẽ là không cần thiết lắm.

Lựa chọn drive M.2 giá rẻ

Lựa chọn drive M.2 giá rẻ
Lựa chọn drive M.2 giá rẻ

Khi mà bạn đã biết được chính xác mình cần gì rồi, bạn sẽ có thể bắt đầu tìm kiếm những drive M.2 SATA và drive M.2 NVMe. Nhưng, một lần nữa, nếu như gaming và sử dụng máy tính một cách bình thường là mục đích của bạn, 1 drive M.2 SATA thông thường sẽ là phù hợp. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn vắt kiệt đến từng giọt tốc độ xử lý của máy tính thì việc sở hữu 1 drive NVMe sẽ là 1 lựa chọn hợp lí.

Drive M.2 và NVMe đang ngày càng trở nên phổ biến hơn – và rẻ hơn theo thời gian, và vào năm 2020, chúng đã trở thành tiêu chuẩn cho những setup PC mới. Trong khi bạn có thể tiết kiệm một chút tiền bằng việc sử dụng HDD hay SSD truyền thống, sự khác biệt đó cũng sẽ là không lớn lắm – và với nhiều anh em đam mê bộ môn build PC thì việc tiêu tốn thêm một chút cho những công nghệ mới và làm dàn PC của mình gọn gàng, đẹp đẽ hơn là hoàn toàn đáng tiền.

 

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình, và, nếu như các bạn đang tự build dàn PC của mình thì hãy ghé ngay qua hotline 0866118386 của QM Tech để tìm kiếm bất kì linh kiện, phụ kiện còn thiếu nào nhé!

Nguồn: Newegg


QM Tech là cửa hàng chuyên cung cấp đồ Gaming Gear, linh kiện PC chất lượng cao, giá rẻ từ các hãng lớn trên toàn thế giới.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các phương tiện media khác của QMTech
Youtube: Voi review
Tiktok: Vinh Vunvo

Bài viết liên quan

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?