web analytics

Liệu bạn đã phân biệt được các đời chip Intel Core I mới nhất 2024 ?

Rate this post

Nếu bạn mua một chiếc máy tính mới, khả năng rất cao rằng chiếc laptop của bạn sẽ sở hữu một trong số những thế hệ Chip Intel Core I. Có thể nói, các đời Chip Cpu Intel Core I đang được coi là một trong những dòng chip CPU phổ biến và mạnh mẽ nhất hiện nay. Vậy bạn đã biết cách phân biệt giữa các loại chip này của Intel? Bài viết này sẽ tổng hợp tất cả các dòng cpu intel core I  và giúp bạn phân biệt được một cách rõ ràng nhất về các bộ vi xử lý của Intel từ trước tới nay.

 

Thế hệ chip Intel Core I đầu tiên – Nehalem

Vào năm 2010, Nehalen được lần đầu ra mắt với những kế thừa từ bộ vi xử lý Core ban đầu.  Đời chip intel core I thế hệ thứ nhất sở hữu bộ đệm L1 64KB, L2 256 KB, L3 từ 4MB đến 12MB được truyền tải và hỗ trợ tới tất cả các lõi của cả bộ vi xử lý, ngoài ra Nehalem còn hỗ trợ socket LGA 156 và Ram DDR3 2 kênh.

Tuy đã có sự nhiều sự cải tiến, cách tân so với những dòng Core ban đầu, thế hệ chip intel đời đầu tiên Nehalem vẫn còn một số điểm hạn chế như không thể tăng tốc độ xung nhịp hay các đường ống truyền dữ liệu không đạt hiệu quả cao,…

Thế hệ chip core I đầu tiên - Nehalem
Nehalem

Thế hệ chip Intel Core I thứ 2 – Sandy Bridge

Một năm sau khi ra mắt Nehalem, Intel tiếp tục tung ra thị trường thế hệ cpu intel core I đời thứ hai – Sandy Bridge. Intel đã có những cải tiến như giảm diện tích và tiết kiệm điện năng do tiến trình sản xuất 32nm so với 45nm được sử dụng để sản xuất Nehalem. Từ đó, Sandy Bridge có được hiệu năng tăng khoảng 11,3% so với “người tiền nhiệm” Nehalem của mình.

Thế hệ chip core I thứ hai - Sandy bridge
Sandy bridge

Vẫn là những thông số quen thuộc trên bộ đệm L1 và L2 với 64KB và 256KB cho mỗi lõi đệm nhưng bộ đệm L3 lại có được tổng dung lượng từ 1MB cho đến 8MB, khi ép xung có thể lên tới 10MB cho đến 15MB, một con số khá ấn tượng sau 1 năm cải tiến đến từ Intel.

 

Thế hệ chip Intel Core I thứ 3 – Ivy Bridge

Được ra mắt vào nửa cuối năm 2012, Ivy Bridge tiếp tục là một mẫu chip với quy trình sản xuất cải tiến hơn so với thế hệ cpu intel đời thứ 2 Sandy Brigde với quy trình 22nm so với 32nm. Điều này giúp cho đời chip intel core I thứ 3 của nhà Intel tiêu tốn năng lượng ít hơn một nửa và hiệu suất tăng lên từ 25% đến 68% so với bộ vi xử lý đời trước đó.

Tuy nhiên, đi kèm với hiệu năng cao là nhiệt lượng của Ivy Bridge khá cao so với Sandy Bridge.

Ivy bridge - Thế hệ chip core I thứ 3
Ivy bridge

Một số thông số mới của Ivy Brigde có thể kể đến như hỗ trợ socket 1115 LGA cùng với đó là 2 loại RAM DDR3 – 1333 và DDR3 – 1600.

 

Thế hệ chip Intel Core I thứ 4 – Haswell

Haswell được Intel cho ra mắt thị trường vào năm 2013 với quy trình sản xuất 22nm giống với đời chip intel core I đời thứ 3 trước đó Ivy Brigde. Intel đã cố gắng giảm tối đa kích thước của CPU để mang lại cho Haswell một hiệu năng tối ưu hơn khoảng 20 lần so với Savy Bridge và hơn Ivy Bridge từ 3% đến 8%.

Mục tiêu của Intel lần này là hướng tới những mẫu thiết bị mỏng nhẹ, tiện lợi như Ultrabook do mức tiêu thụ điện năng của Haswell là rất thấp.

Thế hệ chip core I thứ 4 - Haswell
Haswell

Một điểm cải tiến nổi bật nữa là ở khả năng hỗ trợ các socket mởi như LGA 1150 hay LGA 2011-3, và đặc biệt là hỗ trợ công nghệ RAM mới nhất ở thời điểm bấy giờ, RAM DDR4.

 

Thế hệ chip Intel Core I thứ 5 – Broadwell

Chỉ 1 năm sau khi ra mắt Haswell, thế hệ chip intel core I thế hệ thứ 5 Broadwell được Intel cho ra đời với những cải tiến mang tính cách mạng. Với quy trình 14nm, kích thước nhỏ một nửa so với “người tiền nhiệm” Haswell, Intel đã khiến cho Broadwell trở thành con chip tiết kiệm điện năng nhất với khả năng tiêu thụ điện năng ít hơn 30% nhưng lại có được mức hiệu năng vượt trội so với những thế hệ trước đó.

Broadwell

Broadwell cũng có thời gian khởi động nhanh hơn và khả năng xử lý đồ họa cũng được cải thiện đáng kể. Broadwell hỗ trợ soket LGA 1150 và 2 kênh RAM DDR3 – 1333 và DDR3 – 1600, cùng với đó là hỗ trợ cho những công nghệ Intel Turbo Boost mới nhất ở thời điểm đó.

Thế hệ chip Intel Core I thứ 6 – Skylake

Vẫn được sản xuất theo quy trình 14nm giống với Broadwell, tuy nhiên Skylake vẫn có những cải tiến mới mang lại hiệu năng sử dụng tăng cao và điện năng tiêu thụ ít hơn so với thế hệ chip intel trước đó.

Skylake hỗ trợ cho socket LGA 1151 nên không còn tương thích với những socket mà các đời chip intel core trước đó hỗ trợ. Bộ  nhớ RAM DDR4 sẽ là bộ nhớ được hỗ trợ bởi Skylake, đi theo xu hướng đổi mới của công nghệ với việc người dùng không còn quá mặn mà với việc sử dụng DDR3 như trước.

Nhìn chung, nếu xét riêng về CPU, Skylake không quá nổi bật so với Broadwell, tuy nhiên đây vẫn là một sự lựa chọn đáng cân nhắc cho người dùng ở thời điểm đó nếu như muốn nâng cấp hiệu năng và giảm thiểu lượng điện năng tiêu thụ của chip.

 

Skylake

Thế hệ chip Intel Core I thứ 7 – Kaby Lake

Tiếp nối thế hệ trước đó, Intel cho ra mắt dòng chip intel core I thế hệ thứ 7 với cái tên Kaby Lake. Giống với 2 dòng chip inte trước đó là Skylake và Broadwell, Kaby Lake vẫn được sản xuất dưới quy trình 14nm. Nó cơ bản là một làm mới so với Skylake với nhiều điểm cải thiện về mặt hiệu năng cũng như  khả năng xử lý về đồ họa.

 Kaby Lake

Kaby Lake mang tới cho người dùng một trải nghiệm vô cùng mãn nhãn với khả năng xử lý những video 4k sắc nét, cùng với đó là những video 360 độ và những video VR vô cùng chân thực. Tốc độ xử lý và sức mạnh của đời chip thế hệ thứ 7 này của Intel đã tăng khoảng 12% so với thế hệ trước, ngoài ra ở phần duyệt web, con số này có thể lên tới gần 20% cho hiệu năng xử lý đỉnh cao này.

 

Thế hệ chip Intel Core I thứ 8 – Kaby Lake R

Vào thời điểm bấy giờ, với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ đối thủ với dòng chip Ryzen, Intel quyết định làm mới và cho ra mắt bộ vi xử lý Kaby Lake R với nhiều sự cải tiến so với bản Kaby Lake trước đó. Quy trình sản xuất 14nm là không thay đổi, tuy nhiên sức mạnh của dòng chip core I này lại đến từ việc tăng thêm số nhân và số luồng, cùng với đó là tích hợp lại công nghệ Hyper – Threading, một trong những công nghệ đã không còn ở những dòng chip trước.

Điều này mang lại một sự hiệu quả vô cùng lớn về mặt Marketing cũng như là sự cải thiện đáng kể về mặt hiệu năng của thế hệ chip cpu core I này của Intel.

Một số dòng chip core I thế hệ thứ 8 còn hỗ trợ cho RAM DDR4 – 2666 nhưng thay vào đó là không còn khả năng hỗ trợ cho RAM DDR3 như trước.

Thế hệ chip core I thứ 8 - Kaby Lake R
Kaby Lake R

Thế hệ chip Intel Core I thứ 9 – Coffee Lake

Cuối năm 2017, thế hệ chip core I thứ 9 của Intel ra đời mang tên Coffee Lake. Bộ vi xử lý này có thể hỗ trợ tối đa tới 8 lõi trên CPU, phá bỏ giới hạn là 4 lõi như trước đó, điều này giúp cho tốc độ xử lý cũng như tốc độ xung nhịp sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Nhược điểm lớn nhất của dòng chip cpu core I mới nhất này là việc tỏa ra nhiệt lượng rất lớn. Để khắc phục điểm yếu này, Intel đã cho gắn bộ tản nhiệt tích hợp IHS vào khuôn của CPU thay vì việc sử dụng keo tản nhiệt thông thường.

Thế hệ chip core I thứ 9 - Coffee Lake
Coffee Lake

Thế hệ chip Intel Core I thứ 10 – Comet Lake/Ice Lake

Comet Lake là thế hệ chip core I thứ 10 của nhà Intel, với công nghệ sản xuất hoàn toàn mới 10nm.  Thế hệ này được tích hợp với nhiều công nghệ mới nhất ở thời điểm đó như Intel DL boost, công nghệ tăng tốc Wifi như Wi-fi 6, cổng Thunderbolt 3,…

Thế hệ chip core I thứ 10 - Comet Lake/Ice Lake
Comet Lake/Ice Lake

Các thông số được Intel đưa ra như hỗ trợ socket LGA 1200, BGA 1526 và hỗ trợ 1 số loại RAM DDR4 là những điểm cải tiến vô cùng chất lượng so với những đời chip intel core I thế hệ trước đó.

Thế hệ chip Intel Core I thứ 11 – Tiger Lake/Rocket Lake

Tiếp nối thế hệ chip intel gen 10, Tiger Lake và Rocket Lake là dòng chip core I tiếp theo mà Intel phát triển và cho ra mắt vào tháng 9 năm 2020. Tiger Lake là dòng chip được phát triển với mục tiêu hỗ trợ các dòng máy Mobile, còn Rocket Lake thì hỗ trợ các loại máy desktop.

Với Rocket Lake, dòng chip intel core I thế hệ thứ 11 này vẫn giữ nguyên việc hỗ trợ socket LGA 1200 cùng với khả năng tương thích với nhiều dòng chip cao cấp như H510, B560,… Không chỉ vậy, Rocket Lake còn có khả năng tương hợp mới với các cổng Thunderbolt 4, USB 4.0 hay LDPR5.

Đối với Tiger Lake, đây vẫn là dòng chip vô cùng mạnh mẽ cho Mobile với những cải tiến không kém gì Rocket Lake.

Thế hệ thứ 11 - Tiger Lake/Rocket Lake
Tiger Lake/Rocket Lake

Thế hệ chip Intel Core I thứ 12 – Alder Lake

Vào cuối năm 2021, Alder Lake được ra mắt với tư cách là thế hệ chip core I thứ 12 của Intel. Với những tính năng vô cùng ưu việt như khả năng kết nối với chipset 600, khe Pcle 5.0, RAM LPDDR5, Alder Lake xứng đáng là một trong những dòng chip bùng nổ nhất trong thời điểm này.

Alder Lake giúp cho người dùng có những trải nghiệm không thể nào quên với hiệu suất trung bình cao hơn 13% khi chơi game và hiệu suất trải nghiệm cao hơn gần gấp đôi khi thực hiện các nghĩa vụ sáng tạo nội dung so với “người tiền nhiệm” là Rocket Lake trước đó.

Thế hệ thứ 12 – Alder Lake
Alder Lake

Thế hệ chip Intel Core I thứ 13 –  Raptor Lake

Raptor Lake là dòng chip mới nhất và tiên tiến nhất trong số các loại chip core intel I hiện nay. Được ra mắt vào tháng 10 năm 2022, Raptor Lake mang tới cho người dùng những cải tiến vô cùng vượt trội với công nghệ 10nm

Với thế hệ thứ 13 này, dòng Core i9 13900K sẽ có số luồng là 32 kèm theo 24 lõi, trong khi đó Core i5 13400 sẽ có 6 lõi P và 4 lỗi E. Người dùng cũng có thẻ thực hiện ép xung tích hợp cho bộ xử lý dòng K này.

Raptor Lake sẽ hỗ trợ cho cả 2 dòng RAM DDR4 và DDR5 với 3200 MHz với DDR4 và 5600 MHz với DDR5

Thế hệ thứ 13 - Raptor Lake
Raptor Lake

 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về các đời Cpu Intel Core I từ trước đến nay do QMTECH tổng hợp đến cho bạn đọc. Xin cảm ơn bạn đã chọn và dành thời gian cho QMTECH. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo!

QM Tech là cửa hàng chuyên cung cấp đồ Gaming Gear, linh kiện PC chất lượng cao, giá rẻ từ các hãng lớn trên toàn thế giới.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các phương tiện media khác của QMTech

Youtube: Voi review

Tiktok: Vinh Vunvo

 

 

 

Bài viết liên quan

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?