web analytics

Freesync là gì ? 5 phút để hiểu ngay về Freesync

Rate this post
Freesync
Freesync là gì?

Bạn là người đang chọn mua một chiếc màn hình rời và đang phân vân giữa những công nghệ tích hợp màn hình khác nhau? Với trải nghiệm cá nhân của mình, để có được một trải nghiệm chơi game, làm việc một cách mượt mà và hấp dẫn hơn thì công nghệ Freesync chính là thứ mà bạn đang tìm kiếm. Đây là công nghệ mang tính cách mạng do AMD phát triển, tương thích với nhiều loại màn hình và card đồ họa, và có thể truy cập đối với các game thủ ở mọi cấp độ. Vì vậy, để các bạn có thể hiểu rõ hơn về công nghệ màn hình này của AMD, QMTECH sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết để trả lời cho câu hỏi “Freesync là gì?”.

Freesync là gì?

Năm 2015, Freesync đã được lần đầu tiên giới thiệu bởi AMD và được AMD định vị là sự thay thế hay là đối thủ cạnh tranh trực tiếp cho công nghệ G-sync của Nvidia. Tuy nhiên câu trả lời cho câu hỏi “Freesync là gì?” cũng khá khó để trả lời bởi có tận 3 loại Freesync đó là: FreeSync, FreeSync Premium và FreeSync Premium Pro.

Freesync
Freesync

Freesync là một công nghệ do AMD phát triển nhằm mang lại trải nghiệm chơi game mượt mà và tuyệt vời hơn bằng cách đồng bộ hóa tốc độ làm mới của màn hình và tốc độ khung hình trên giây (FPS) của card đồ họa AMD. Điều này giúp cải thiện và có thể loại bỏ hiện tượng xé hình và giật hình, đây vốn là điều có thể xảy ra nếu người dùng sở hữu màn hình với tốc độ làm mới của màn hình và tốc độ khung hình trên giây không đồng bộ với nhau. Chính vì thế, nếu bạn là một game thủ thì Freesync sẽ đưa cho các bạn một trải nghiệm vô cùng hoàn hảo và mượt mà so với khi sử dụng màn hình không có công nghệ này

Công nghệ AMD còn có thể được kích hoạt thông qua các đường kết nối trực tiếp với Display Port và cổng HDMI.

Ưu điểm của Freesync

Ưu điểm của Freesync
  • Cải thiện tình trạng xé màn hình

Freesync với tư cách là công nghệ đồng bộ hóa hình ảnh độc quyền của AMD, là một trong những công nghệ vô cùng hữu ích với người dùng khi nó giảm tình trạng giật và rơi khung hình – những vấn đề thường xảy ra khi chơi game hoặc xem video chất lượng cao. Điều này làm tăng chất lượng hình ảnh, giúp trải nghiệm trở nên mượt mà hơn, giúp người dùng tận hưởng nội dung hình ảnh một cách tốt nhất

  • Cung cấp nhiều khả năng tương thích

Ưu điểm thứ hai của Freesync chính là khả năng tương thích tuyệt vời. Không giống như một số công nghệ đồng bộ hóa khác, Freesync có thể tích hợp và hoạt động với nhiều loại card đồ họa khác nhau. Điều này mang lại cho người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn khi chọn card đồ họa phù hợp với nhu cầu của bản thân. 

  • Không tăng nhiệt độ và giảm năng lượng

Một ưu điểm rất đáng chú ý của Freesync đó chính là việc Freesync có thể tối ưu hóa hiệu suất mà không tăng nhiệt độ hoạt động của màn hình hoặc tiêu thụ năng lượng. Điều này giúp cho thiết bị được chạy mượt mà hơn, giảm được đáng kể lượng năng lượng tiêu hao, giảm tiếng ồn từ quạt tản nhiệt và đặc biệt là tăng tuổi thọ của thiết bị.

  • Tiết kiệm giá thành

Theo mình, Freesync là một giải pháp hiệu quả để tiết kiệm cho túi tiền của bạn. Để có thể hoạt động một cách hiệu quả, Freesync thường có giá thành rẻ hơn và không cần phần cứng đắt tiền so với các công nghệ đồng bộ hóa khác. Điều này giúp cho những người mua hàng có thể tiết kiệm tiền và tận hưởng trải nghiệm hình ảnh chất lượng cao mà không lo tốn kém hay phá vỡ ngân sách của bản thân. 

Tóm lại, Freesync là một công nghệ đồng bộ hóa hình ảnh mạnh mẽ và linh hoạt, mang lại cho người dùng một chất lượng hình ảnh tốt hơn, tương thích rộng rãi hơn, hiệu suất hoạt động tốt ưu và giá trị mang lại cũng tốt hơn so với rất nhiều công nghệ đồng bộ hóa khác trên thị trường hiện nay.

Hạn chế của Freesync

Hạn chế của Freesync
  • Phạm vi hoạt động hạn chế

Mặc dù Freesync có nhiều lợi thế trên thị trường hiện nay, tuy nhiên nó cũng có một số những vấn đề cần cân nhắc. Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, so với một số công nghệ đồng bộ hóa khác, Freesync có phạm vi hoạt động khá hạn chế. Điều này có nghĩa là, Freesync có thể không hoạt động tốt ở một số khung hình nhất định, dẫn đến hiện tượng như giật hình hơi rơi khung hình.

  • Hiệu suất tối ưu với card đồ họa AMD

Hạn chế thứ hai của Freesync là việc mặc dù có thể tích hợp và hoạt động trên nhiều card đồ họa khác nhau, nhưng việc sử dụng card đồ họa của AMD vẫn mang lại hiệu suất tốt nhất và tối ưu nhất. Điều này có thể làm giảm đi khả năng lựa chọn card đồ họa AMD cho những người không muốn hoặc không thể lựa chọn chúng.

  • Không hỗ trợ mọi loại màn hình

Nhược điểm thứ ba của Freesync đó là việc Freesync không được hỗ trợ được ở trên mọi loại màn hình. Những người dùng muốn sử dụng công nghệ này nhưng không muốn thay đổi màn hình hiện tại của họ có thể gặp một số khó khăn vì một số màn hình không tương thích được với Freesync.

Tóm lại, Freesync có một số lợi thế nhưng cũng có một số nhược điểm mà người dùng cần phải cân nhắc trước khi đưa ra quyết định sở hữu công nghệ này với màn hình này của mình. Phạm vi hoạt động hạn chế, khả năng tương thích hạn chế với một số card đồ họa và màn hình hay chi phí đầu tư ban đầu đều là những nhược điểm của Freesync

 

Như vậy, qua bài viết này, chắc hẳn bạn cũng đã có thêm được một số thông tin về công nghệ Freesync từ nhà AMD. QMTECH rất cảm ơn bạn vì đã dành thời gian để đọc hết bài viết này, hẹn gặp các bạn ở những bài viết lần sau. 

QM Tech là cửa hàng chuyên cung cấp đồ Gaming Gear, linh kiện PC chất lượng cao, giá rẻ từ các hãng lớn trên toàn thế giới.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các phương tiện media khác của QMTech

Youtube: Voi review 

Tiktok: Vinh Vunvo 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?