Vsync là gì? Tổng hợp những điều bạn cần biết về Vsync

Rate this post

Công nghệ Vsync hay còn được gọi là Vertical Sync là công nghệ vô cùng quan trọng trong lĩnh vực đồ họa máy tính. Vsync được phát triển để nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến hiện tượng tearing – hay còn được gọi là hiện tượng xé hình, nói cách khác là khi màn hình bị chia cắt khi các khung hình được hiển thị không đồng bộ với tần số làm mới của màn hình. Ở bài viết sau đây, QMTECH sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ Vsync này nhé.

Trước khi tìm hiểu về Vsync, chúng ta cần hiểu rõ một khái niệm rất quan trọng đó chính là “tearing” – hiện tượng xé màn hình

Tearing là gì?

Tearing
Tearing

Bạn có thể hiểu đơn giản là khi các khung hình trong một trò chơi hoặc một ứng dụng đồ họa nào đó được hiển thị, thường sẽ không có được sự đồng bộ giữa tốc độ cập nhật khung hìnhtần số làm mới của màn hình. Do đó, các khung hình sẽ được hiển thị không đồng bộ, dẫn đến hiện tượng Tearing, xảy ra khi một phần của khung hình trên màn hình không khớp được với phần còn lại.

Vsync là gì?

Vsync
Vsync

Trong lĩnh vực đồ họa máy tính, Vsync là thuật ngữ được viết tắt của “Vertical Sync” có nghĩa là đồng bộ dọc. Đây là công nghệ được sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc chia cắt hình ảnh trên màn hình máy tính (hay còn được gọi là hiện tượng xé màn hình – tearing)

Vsync sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách đồng bộ hóa tốc độ của khung hình với tần số màn hình mới. Trước khi hiển thị khung hình mới, hệ thống GPU sẽ chờ đợi cho đến khi màn hình hoàn thành quá trình làm mới khi Vsync được kích hoạt. Điều này đảm bảo rằng mỗi khung hình được hiển thị trên màn hình (FPS) đã được hoàn thành trước khi chuyển sang khung hình tiếp theo, từ đó đảm bảo hình ảnh luôn luôn được duy trì một cách mượt mà và không bị tearing.

Như vậy, Vsync có thể hỗ trợ xử lý về phần đồ họa trong những tựa game như AAA bằng cách tăng tốc độ xử lý của tất cả các hình ảnh có được ở trong trò chơi một cách nhanh nhất trước khi trình chiếu từng khung hình lên trước màn hình. Điều này có thể giúp giảm thiểu những vấn đề liên quan đến vỡ ảnh, mờ ảnh do phải xử lý nhiều hình ảnh cùng lúc. Tạo cho người chơi trải nghiệm hình ảnh chân thật, sống động và thú vị hơn bao giờ hết.

Ưu điểm của Vsync

  • Loại bỏ hiện tượng tearing

Hiện tượng phân chia hình ảnh Tearing xảy ra khi khung hình của trò chơi không được hiển thị một cách liền mạch trên màn hình. Bằng cách đồng bộ hóa tốc độ khung hình của trò chơi với tốc độ làm mới của màn hình, Vsync sẽ giúp loại bỏ hoặc ít nhất sẽ cải thiện đáng kể hiện tượng này.

  • Giảm tiêu thụ tài nguyên

Khi các bạn kích hoạt Vsync, máy tính của bạn chỉ cần sản xuất khung hình mới sau khi màn hình đã hoàn thành quá trình hiển thị khung hình trước đó. Điều này sẽ giúp giảm tiêu thụ tài nguyên của hệ thống, bao gồm cả CPU và GPU, bởi vì chúng sẽ không phải làm việc vượt quá tốc độ làm mới của màn hình.

  • Giảm hiện tượng stuttering nếu có GPU đủ mạnh

Hiện tượng stuttering xảy ra khi màn hình hiển thị khung hình không đều và không mượt mà, điều này gây ra trải nghiệm chơi game kém hấp dẫn và khó chịu cho người chơi. Với việc sử dụng Vsync kết hợp cùng với một GPU đủ mạnh thì tốc độ khung hình của game sẽ được đồng bộ hóa với tốc độ làm mới của màn hình, điều này giúp trò chơi được chạy mượt mà hơn và giảm thiểu khả năng xảy ra hiện tượng stuttering.

  • Giảm tiếng ồn từ GPU

Khi GPU hoạt động vượt quá khả năng của nó để có thể tạo ra nhiều khung hình hơn tốc độ làm mới của màn hình, nó có thể phát ra nhiều tiếng kêu hoặc tiếng ồn gây khó chịu cho bạn, đặc biệt là những bạn nào dùng máy tính để bàn. Bằng cách sử dụng Vsync, bạn hoàn toàn có thể giới hạn tốc độ khung hình (FPS) của trò chơi để phù hợp với tốc độ làm mới của màn hình, giảm bớt gánh nặng cho GPU và trực tiếp giảm đi tiếng ồn khó chịu đó.

Ưu điểm của Vsync
Ưu điểm của Vsync

Nhược điểm của Vsync

  •  Có thể xảy ra Input lag

Input lag là một thuật ngữ ám chỉ hiện tượng độ trễ đầu vào. Do Vsync được kích hoạt, thời gian đầu vào từ bàn phím hoặc chuột sẽ lâu hơn do tốc độ khung hình trên giây (FPS) được đồng bộ hóa với tốc độ làm mới của màn hình. Điều này có thể làm giảm đi đáng kể độ nhạy phản ứng của bạn so với chuột và bàn phím, trực tiếp ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi game, đặc biệt là các tựa game yêu cầu có sự phản xạ nhanh nhạy.

  • Giảm hiệu năng

Công nghệ Vsync sẽ yêu cầu những chiếc máy tính có được tốc độ khung hình cao hơn hoặc bằng tốc độ làm mới của màn hình. Nếu tốc độ khung hình của trò chơi không đạt được ở mức này, Vsync sẽ buộc GPU phải chờ cho đến khi màn hình sẵn sàng hiển thị khung hình mới. Điều này rất có thể sẽ khiến cho hiệu năng tổng thể của trò chơi bị giảm xuống.

  • Hiện tượng stuttering khi GPU không đủ mạnh

Trong một số trường hợp khi máy tính của bạn không sở hữu được một GPU đủ mạnh mẽ, Vsync có thể sẽ gây ra hiện tượng stuttering hoặc khung hình bị giật lag do không đồng bộ một cách hoàn hảo giữa tốc độ làm mới của màn hình và tốc độ khung hình của trò chơi. Điều này có thể xảy ra khi FPS của trò chơi không ổn định hoặc bị dao động lên xuống thất thường.

  • Hạn chế cho màn hình có tốc độ làm mới cao

Nếu bạn mua một chiếc máy tính hoặc một chiếc màn hình có tốc độ làm mới cao, Vsync có thể không hiệu quả trong trường hợp này, chẳng hạn như những màn hình 144Hz hay 240Hz. Điều này có thể dẫn đến giới hạn tốc độ khung hình của game và không tận dụng hết khả năng làm mới của màn hình. Chính vì thế, bạn nên cân nhắc sử dụng công nghệ Freesync hay Gsync để thay thế cho Vsync.

Nhược điểm vsync
Nhược điểm Vsync

Kết luận

Chắc hẳn thông qua bài viết, bạn đã có được ít nhiều thông tin cơ bản về công nghệ chống xé màn hình Vsync. QMTECH rất cảm ơn bạn vì đã dành thời gian đọc hết bài viết này, hẹn gặp lại các bạn ở những bài chia sẻ sau.

QM Tech là cửa hàng chuyên cung cấp đồ Gaming Gear, linh kiện PC chất lượng cao, giá rẻ từ các hãng lớn trên toàn thế giới.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các phương tiện media khác của QMTech

Youtube: Voi review

Tiktok: Vinh Vunvo

Bài viết liên quan

Mục Lục