Top 8 chuột gaming nhẹ cho 1 trải nghiệm FPS tuyệt vời (phần 2)
Hôm nay, QM Tech sẽ điểm qua cho anh em top 8 con chuột gaming nhẹ nhất mà anh em cần sở hữu ngay để không phải gác cổng rank silver trong CSGO, Valorant, hay các game FPS khác nhé.
Việc chuyển đổi sang 1 con chuột nhẹ hơn không chắc đã là cách tốt nhất để cải thiện kĩ năng chơi game của anh em, nhưng có 1 điều mình khá chắc chắn đó là những gì mà 1 con chuột gaming nhẹ có thể hỗ trợ cho khả năng aim của anh em đó. Trọng lượng được cắt giảm có thể làm cho việc aim trong game FPS nhạy, nhanh và chuẩn xác hơn rất nhiều.
Vậy, ở trên thị trường rộng lớn như hiện nay, làm sao để anh em có thể tìm được 1 con chuột gaming tốt phù hợp với mình bây giờ? Vì thế nên mình đã chuẩn bị 1 danh sách sau đây cho anh em tha hồ lựa chọn. Bài viết sau đây là phần thứ 2 trong danh sách của mình, phần 1 anh có thể xem ở đây, hi vọng là nếu anh em chưa hài lòng với những sản phẩm xuất hiện trong phần 1 thì anh em có thể sẽ tìm được tri kỉ của mình ở phần 2 này nhé.
Chuột gaming nhẹ không lỗ Endgame Gear XM1 – 1.640.000 đ
Endgame Gear XM1 là 1 trong những con quái vật hiểm thấy: 1 con chuột gaming nhẹ không có lỗ. Endgame Gear XM1 gia nhập Razer Viper và Logitech G Pro X Wireless trong các sản phẩm đặc biệt này và 1 lựa chọn hợp lí đến bất ngờ cho dù phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác.
Endgame Gear XM1 sử dụng switch Analog, giúp cho thời gian phàn hồi nhỏ hơn 1 mili giây. Điều đáng chú ý về chiếc Endgame Gear XM1 đó là nó đã có được 1 thời gian phản ứng vô cùng thấp mà không hề sử dụng switch hồng ngoại như Razer làm với Viper. Thay vào đó, công ty cũng sử dụng switch Omron với độ ổn định và chất lượng tố. Switch Omron trong XM1 cũng là cao cấp hơn so với các con chuột khác. Với độ bền là 50 triệu click chuột thay vì 20 triệu click chuột.
Endgame Gear XM1 cũng đã tận dụng công nghệ cảm biến Pixart PMW3389 đến mức tối đa, mở ra được cài đặt thấp DPI nhất và cho phép những bước DPI là 50. Do đó nếu như anh em khá kén chọn về cài đặt DPI, Endgame Gear XM1 sẽ là 1 lựa chọn tốt.
Trên cả những performance trên, mình cũng rất thích Endgame Gear XM1 nhờ vẻ ngoài của nó. Nó đơn giản, gọn gàng và nhìn tuyệt đẹp trong màu trắng. Đương nhiên, XM1 cũng có mày đen, nhưng mình nghĩ ai cũng sẽ thấy màu trắng tuyệt vời hơn thôi.
Chuột gaming siêu nhẹ Cooler Master MM 710 – 1.240.000 đ
Cooler Master MM 710 là 1 trong những con chuột nhỏ nhẹ nhất ma anh em có thể mua bây giờ, với trọng lượng vô đối là 53 gram. Kích thước và cân nặng của nó khiến nó là hoàn hảo cho anh em với tay bé và cách cầm chuột bằng đầu ngón tay.
Cooler Master đã phủ lên MM 710 với 1 lớp chống bụi và nước. Công ty khẳng định rằng lớp phủ này sẽ bảo vệ Cooler Master MM 710 khỏi những lần lỡ tay đổ nước, đám bụi khó chịu hay tay siêu mồ hôi. Trong khi những nguy hiểm của thiết kế tổ ong khiến nhiều người phải ngần ngại, sự đảm bảo này từ Cooler Master cũng sẽ khiến người dùng yên tâm hơn 1 chút.
Cooler Master MM 710 sử dụng switch Omron, được đánh giá là có tuổi thọ 20 triệu lần ấn. Và với việc nó đã trở thành tiêu chuẩn cho các con chuột gaming hiện đại, Cooler Master MM 710 có 1 dây cáp linh hoạt, dẻo dai, dễ kéo kết hợp với feet PTFE và cân nặng được giảm thiểu.
1 điều Cooler Master MM 710 đã loại bỏ để đạt được cân nặng này mà anh em cần chú ý đó là hệ thống RGB. Tuy nhiên, nếu như chỉ quan tâm tới 1 con chuột gaming siêu nhẹ thì đây sẽ là sản phẩm đứng đầu danh sách của anh em.
Nếu như anh em có cần RGB, Cooler Master MM 711 sẽ là lựa chọn của anh em, với sự đánh đổi của 1 chút cân nặng là 60 gram. Cả 2 con chuột này đều đi với màu trắng và đen và lựa chọn hoàn thiện bóng hoặc không bóng.
Chuột gaming nhẹ XTRFY M42 – 1.600.000 đ
XTRFY có lẽ không phải là 1 tên tuổi quen thuộc như Logitech hay Razer, nhưng công ty Thụy Điển này cũng đã gây dựng tên tuổi cho nó dần dần trong những năm gần đây. XTRFY M42 là 1 thiết kế chuột gaming nhẹ đối xứng tổ ong của công ty, 1 lựa chọn tốt với 1 điểm nổi bật.
Ở bề ngoài, XTRFY M42 không có bất cứ điều gì để thực sự tách biệt nó khỏi các đối thủ cạnh tranh khác. Nó cũng có cảm biến cao cấp Pixart giống Cooler Master MM710 và feet PTFE cùng với cáp linh hoạt giống vậy. Nhưng XTRFY M42 có 1 điểm nổi bật đáng nói: Đây là 1 con chuột modular (lắp ráp được)
Thực sự thì chỉ có phần sau của vỏ là có thể tùy chỉnh được. Nhưng đây vẫn là 1 tính năng nổi bật trong 1 biển trời của những con chuột gaming nhẹ tổ ong khác. XTRFY M42 đi kèm với 2 vỏ trong đóng gói, cả 2 đều có cùng chiều cao, nhưng chỉ có phần gồ là khác biệt.
Anh em có thể chuyển đổi giữa 2 vỏ để tìm ra hình dáng phù hợp với anh em. Hay, anh em thậm chí có thể in 3D lớp vỏ của cá nhân mình bằng cách tùy chỉnh nhưng mẫu vỏ 3D trên website Xtrfy.
Đồng thời, đây là 1 con chuột sặc sỡ với rất nhiều màu sắc nhé.
Chuột gaming siêu nhẹ không dây SteelSeries Aerox 3 Wireless – 2.200.000 đ
SteelSeries có 1 lịch sử dày dặn trong việc tạo nên những con chuột gaming được yêu thích. Do đó, không quá ngạc nhiên khi SteelSeries Aerox 3 Wireless có 1 số tính năng biến nó thành lựa chọn nổi bật trong số những con chuột tổ ong lỗ chỗ.
SteelSeries khẳng định 1 dung lượng pin lên tới 200 giờ, thứ cực kì ấn tượng khi so sánh với những đối thủ như Logitech G Pro X Superlight với chỉ 70 giờ. Nó cũng có kết nối không dây 2.4 GHz và kết nối Bluetooth 5.0, do đó, anh em có thể sử dụng nó kể cả khi không có Dongle. Tuy nhiên anh em sẽ bị giới hạn ở 125 Hz Polling Rate với Bluetooth 5.0, nhưng thà là thế còn hơn là anh em không thể sử dụng nó phải không.
SteelSeries cũng có lợi thế hơn so với Cooler Master và các công ty khác khi Aerox 3 Wireless được chứng nhận IP54. Điều này có nghĩa là Aerox 3 không chỉ chống nước, nó còn được bảo vệ khỏi bụi, bẩn, dầu, lông và nhiều thứ khác.
SteelSeries cũng lựa chọn sử dụng cho SteelSeries Aerox 3 Wireless switch TTC Golden Micro thay vì những switch Omron phổ biến. Những linh kiện này cũng được chứng nhận IP 54 và được đáng giá là có tuổi thọ là 80 triệu click chuột, nhiều hơn đáng kể so với switch Omron là 20 triệu click chuột, cũng như nhiều hơn đa số những con chuột trong danh sách này.
Steel Series cũng có 1 phiên bản có dây là SteelSeries Aerox 3, với trọng lượng là 57 gram. Hơn cả vấn đề về độ nhẹ, điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 con chuột này là cảm biến. SteelSeries Aerox 3 sử dụng cảm biến Steel Series TrueMove Core, có 1 khoảng DPI đáng thất vọng hơn là 200 đến 8500.
Vậy đây là kết thúc của phần 2 của bài viết review 8 con chuột gaming nhẹ tốt nhất của mình. Nếu như anh em đã đọc cả 2 phần và thấy ưng ý bất kì con chuột nào thì hãy ghé ngay qua cửa hàng của QM Tech để được tư vấn nhiệt tình và mua sắm trong tíc tắc nhé.
Cảm ơn anh em đã dành thời gian đọc bài viết của mình, chúc anh em có 1 trải nghiệm gaming tốt và tuyệt vời với con chuột gaming tương lai của mình, cùng với 1 ngày học tập và làm việc vui vẻ nhé!
Nguồn: Voltcave
QM Tech là cửa hàng chuyên cung cấp đồ Gaming Gear, linh kiện PC chất lượng cao, giá rẻ từ các hãng lớn trên toàn thế giới.