web analytics

SATA vs mSATA vs NGFF M.2 vs NVMe – Chọn lựa đúng ổ SSD

Rate this post

SATA vs mSATA vs NGFF M.2 vs NVMe – Chọn lựa đúng ổ SSD

SATA vs mSATA vs NGFF M.2 vs NVMe – Chọn lựa đúng ổ SSD
SATA vs mSATA vs NGFF M.2 vs NVMe – Chọn lựa đúng ổ SSD

Nếu như các bạn đang đang tìm hiểu về một loại ổ SSD phù hợp để nâng cấp máy tính, và đang thắc mắc liệu SATA vs mSATA vs NGFF M.2 vs NVMe thì cái nào là phù hợp? Thì, trong bài viết này, QM Tech sẽ là người câu hỏi đó cho các bạn nhé.

Việc nâng cấp hệ thống máy tính hay laptop của bạn từ HDD lên SDD có thể cải thiện đang kể hiệu quả hoạt động của máy bạn. Bởi lẽ, SSD là nhanh hơn nhiều so với HDD truyền thống khi mà chúng có thể tiếp cận dữ liệu một cách kỹ thuật số qua bộ nhớ flash, khác với HDD sử dụng cơ chế vật lý để đọc dữ liệu từ những thanh nam châm.

SSD vs HDD

SSD vs HDD
SSD vs HDD

SSD, về cơ bản, sẽ hoạt động như là RAM hay bộ nhớ ở trong một máy tính. Chúng đều sử dụng IC hay chip cho việc lưu trữ dữ liệu, và do đó chúng sẽ nhanh hơn nhiều so với những ổ cứng cơ học như là HDD. Tuy nhiên, trong khi RAM là dễ bị biến động và sẽ mất đi dữ liệu khi hệ thống bị tắt nguồn.

Nhiều người dùng đã và đang chuyển đổi sang sử dụng SSD thay cho HDD cho desktop và laptop của họ nhờ vào performance tốt hơn của SSD. Nó giảm thiểu thời gian load của hệ điều hành và đẩy nhanh tốc độ xử lý của các ứng dụng.

Các loại SSD

Có nhiều loại SSD khác nhau ở trên thị trường. Chúng không chỉ khác nhau về performance và giá cả mà còn khác nhau ở loại kết nối nữa. SSD có thể được chia ra thành 4 loại chính dựa trên loại kết nối mà chúng hỗ trợ:

  • SATA
  • mSATA
  • NGFF M.2
  • NVMe PCIe M.2

Những loại SSD này có sẽ khác nhau về giao diện kết nối và spec. Một số sẽ nhanh hơn, một số rẻ hơn. Chúng cơ bản được thiết kế cho những phân khúc khách hàng khác nhau.

Lựa chọn SSD đúng từ những lựa chọn này có thể sẽ khá là gây lú cho người mua. Nếu như bạn đang muốn nâng cấp hệ thống của mình với SSD mà không biết cần lựa chọn cái nào thì cũng đừng lo nhé. Dưới đây sẽ là những thông tin cơ bản của những loại SSD khác nhau dựa trên kết nối và mục đích sử dụng, để từ đó các bạn sẽ có thể đưa ra quyết định mua hàng chính xác nhé,

SATA là gì?

SATA là gì?
SATA là gì?

SATA SSD là loại SSD phổ biến nhất. Những chiếc ổ SSD này sử dụng giao diện SATA (Serial Advanced Technology Attachment – Công nghệ Truyền tải Nối tiếp) để kết nối tới máy tính của bạn. Những ổ HDD hiện đại cũng sử dụng giao diện này. SATA được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2000 (SATA I) và có tốc độ truyền phát là 1.5Gbit/s. Tiêu chuẩn SATA sau đó được đẩy lên ở bản 2.0 (SATA II) và hỗ trợ tốc độ lên tới 3.9 Gbit/s.

Máy tính và laptop hiện nay sẽ có cổng SATA 3.0 (SATA III) hỗ trợ tốc độ truyền tải lên tới 6Gbit/s (750MB/s). Chúng sẽ được sử dụng để kết nối drive DVD, HDD và SSD tới desktop hay laptop. SATA SSD sử dụng giao diện SATA 3 để kết nối tới máy tính hay laptop. Những ổ SSD này thường sẽ có tốc độ đọc và viết trung bình ở trong khoảng 450-550 MB/s, nhanh hơn rắt nhiều so với SATA 3 HDD với tốc độ dao động từ 70-200 MB/s.

SATA 3 SSD sẽ là lựa chọn tốt nhất cho những ai cần thay thế ổ HDD cũ để tăng tốc cho hệ thống máy của mình. Chúng là lý tưởng cho những game thủ cần giảm thiểu thời gian load game. Còn những dev hay lập trình viên thì cũng sẽ nhận thấy SSD này là đủ dùng cho nhu cầu của họ.

Chúng có dạng thức tương tự như HDD 2.5” và sẽ dễ dàng vừa vặn với nhiều laptop. Nhờ đó mà chúng ta có thể dễ dàng thay thế HDD với SSD ở bên trong để cải thiện performance. Nếu như bạn đang build một bộ máy mới, bạn có thể sử dụng SATA SSD cho drive của hệ điều hành và HDD thường cho ổ phụ. SATA SDD cũng là vừa với túi tiền nhất trong các loại SSD.

mSATA là gì?

mSATA là gì?
mSATA là gì?

mSATA có performance tương tự như SATA 3 SSD nhưng chúng có sự khác biệt nhỏ ở connector, được biết tới là mSATA. Chúng sử dụng connector mSATA nhỏ hơn connector tiêu chuẩn của SATA.

Chúng được thiết kế để giúp quá trình lắp đặt SSD trong những thiết bị với kích thước nhỏ dễ dàng hơn, ví dụ như là Netbook hay Ultrabook.

Tốc độ của mSATA SSD là có thể cạnh tranh với SATA SSD, nhưng chúng sẽ hơi đắt hơn so với phiên bản to con kia. mSATA SSD sẽ là phù hợp cho những người dùng sở hữu thiết bị mà có connector mSATA thay vì connector SATA tiêu chuẩn.

M.2 NGFF là gì?

M.2 NGFF là gì?
M.2 NGFF là gì?

NGFF, nay là NGFF M.2 thường được nhắc tới là M.2 SSD cho dù M.2 là tên của connector được sử dụng với nó. NGFF (Next Generation Form Factor – Dạng thức thế hệ tiếp theo) là một sự thay thế cho tiêu chuẩn mSATA. Nó là một sự tôi luyện lại của tiêu chuẩn mSATA và sử dụng connector mới, được biết đến dưới tên gọi là M.2, hỗ trợ nhiều loại thiết bị khác nhau. Và connector M.2 là không tương thích với các thiết bị mSATA.

Trong khi giao diện mSATA chỉ hỗ trợ những phiên bản khác nhau của SATA (SATA 1 tới SATA 3), connector M.2 cho phép các thiết bị với SATA 3.0, USB 3.0, và PCIe 3.0 có thể sử dụng được nếu như bo mạch chủ của chúng cũng hỗ trợ tương tự.

NGFF M.2 có spec tương tự với SATA và mSATA SSD nhưng sử dụng connector loại khác. Chúng có tốc độ đọc và viết được cải thiện giống với SATA 3 và mSATA SSD. SATA NGFF M.2 SSD là lựa chọn tốt cho những người dùng mà có desktop, laptop hay thiết bị với slot M.2.

Chúng là lý tưởng cho những người dùng không muốn thay thế ổ HDD ở trên laptop của họ nhưng vẫn muốn sự nâng cấp của SSD. Vì NGFF M.2 sử dụng 1 connector loại khác, bạn sẽ có thể giữ nguyên drive và lắp đặt thêm 1 ổ SSD phụ.

Giá thành của NGFF M.2 SSD là đắt hơn một chút so với SATA SSD và là gần như tương tự với mSATA SSD. Những thiết bị hiện đại bao gồm desktop, laptop, Ultrabook đều sẽ có slot M.2, do đó chúng sẽ hỗ trợ NGFF.

PCIe NVMe là gì?

PCIe NVMe là gì?
PCIe NVMe là gì?

M.2 NVME PCIe SSD sẽ nhanh hơn tất cả các loại SSD ở phía trên. Chúng sử dụng connector M.2 giống như NGFF SSD. Connector M.2 sẽ có thể hỗ trợ cả NGFF và NVMe SSD phụ thuộc vào config của bo mạch chủ. Những slot M.2 ở trên những bo mạch chủ cũ hơn sẽ chỉ hỗ trợ NGFF SSD trong khi những bo mạch chủ thế hệ mới sẽ đi kèm với slot M.2 mà hoạt động cả với NVMe SSD.

NVME PCIe SSD có tốc độ viết và đọc lên tới 3500 và trung bình là 3000 MB/s, nhanh hơn rất nhiều so với các loại SSD mà chúng tôi nhắc tới ở trên. Đương nhiên, performance này cũng đi kèm với mức giá của nó. Một ổ SSD NVMe PCIe 256GB sẽ gấp rưỡi đến gấp đôi giá của một ổ 256GB SATA, khiến nó khá là đắt đỏ.

NVMe PCIe SSD sẽ là quá thừa thãi cho việc gaming hay là sử dụng thường nhật. Những người dùng thông thường và game thủ sẽ không thấy bất kì lợi ích thực tế nào khi lựa chọn NVMe SSD thay cho SATA hay là NGFF SSD. NVMe SSD chỉ thực sự hợp lí cho những người dùng sử dụng ứng dụng  cần nhiều CPU. Những công việc này có thể bao gồm việc edit video và hình ảnh ở chất lượng 4K và cao hơn.

Kết luận

  • Nếu như bạn là 1 game thủ, 1 dev hay người dùng thông thường mong muốn nâng cấp laptop hay máy tính HDD, SATA 3 sẽ là lựa chọn phù hợp với bạn.
  • Người dùng sở hữu laptop hay Ultrabooj với connector mSATA hay M.2 nhưng không muốn thay thế ổ HDD hiện tại thì có thể mua thêm mSATA hay M.2 SSD.
  • Còn với những bạn đam mê máy tính hay những người dùng cần render video 4K hay những công việc nặng cần disk-I/O cao thì nên cân nhắc về NVMe SSD miễn là desktop hay laptop của bạn hỗ trợ cho nó.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình, và, nếu như các bạn đang tự build dàn PC của mình thì hãy ghé ngay qua hotline 0866118386 của QM Tech để tìm kiếm bất kì linh kiện, phụ kiện còn thiếu nào nhé!

Nguồn: Pcpepper


QM Tech là cửa hàng chuyên cung cấp đồ Gaming Gear, linh kiện PC chất lượng cao, giá rẻ từ các hãng lớn trên toàn thế giới.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các phương tiện media khác của QMTech
Youtube: Voi review
Tiktok: Vinh Vunvo

 

 

 

Bài viết liên quan

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?