web analytics

Những lưu ý về bàn phím 40%

Rate this post

Tất tần tật về phím 40%

Đối với nhiều người dùng, bàn phím 60% có lẽ là loại bàn phím cơ bé nhất mà họ sẽ từng thấy. Nhưng vẫn có 1 thị trường nhỏ, sôi đọng dành cho những chiếc phím nhỏ gọn hơn cả thế, và trong đó, thịnh hành nhất có thể kể tới bàn phím 40%. Những chiếc bàn phím này cơ bản loại bỏ cả hàng phím số và cần nhiều tầngphím hơn để sử dụng bình thường.

Những chiếc bàn phím 40% nhỏ xinh này là vô cùng hữu ích khi bạn cần 1 bàn phím siêu gọn cho việc cầm đi theo hay là cho mục đích hình thức nữa. Chúng sẽ tốn 1 chút thời gian để làm quen, nhưng công sức bạn bỏ ra chắc chắn là sẽ đáng.

Vì vậy, trước khi xem bài viết tổng hợp bàn phím 40% của mình, hãy cùng đi vào sâu hơn những lưu ý về bàn phím 40% nhé.

Layer Switching phím 40%

Chắc chắn không phài là nói quá khi bảo rằng những chiếc bàn phím 40% là phụ thuộc hoàn toàn vào việc layer swtiching – chuyển đổi giữa các tầng phím liên tục. Nếu như bạn vẫn chưa quen thuộc với khái niệm này, hãy nghĩ đơn giản rằng nó như là những tầng phím Fn tắt/bật được vậy, chỉ là bạn sẽ không cần phải giữ phím Fn để sử dụng nhiều phím khác nhau thôi.

Vậy, để ví dụ, tầng phím mặc định trên bàn phím 40% của bạn có thể là 1 layout QWERTY đơn giản xuất hiện trên keycap của bạn, nhưng tầng phím tiếp theo thfi có thể cho phép bạn sử dụng phím từ F1 – F12 và những phím số chẳng hạn. Còn tầng phím tiếp theo thì có thể là tất cả các phím trong cụm phím định vị chẳng hạn. Thực sự là những con phím này gần như là không có giới hạn khi đa phần tất cả các phím 40% thì đều có thể tùy chỉnh tự do đến 1 mức nhất định.

Layer Switching phím 40%
Layer Switching phím 40%

Nhưng, hãy chú ý là những chiếc bàn phím 40% pre-built thì thường chỉ có 3 tầng phím có thể tùy chỉnh được thôi nhé (tổng cộng sẽ là 4 tầng), có lẽ sẽ là đủ với phần lớn người dùng. Nếu như bạn cần thêm, bạn có lẽ sẽ muốn những chiếc bàn phím custom chạy QMK hay là VIA, vì chúng sẽ hỗ trợ lên tới tận 16 tầng phím cho những tùy chỉnh phức tạp.

Thế nhưng, thử thách lớn nhất đối với những chiếc bàn phím này đó là chúng ta sẽ phải làm quen với việc chuyển đổi giữa các tầng phím khác nhau để có thể sử dụng được những phím mà bạn muốn. Nó không phải là bất khả thi, nhưng chắc chắn là sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức.

Bàn phím 40% so le vs Bàn phím 40% thẳng hàng

 Đối với phần lớn mọi người, có lẽ các bạn sẽ được nhìn thấy thiết kế layout thẳng hàng hay ortholinear lần đầu tiên trên những chiếc bàn phím 40% này. Những chiếc bàn phím thẳng hàn sẽ sắp xếp các phím theo 1 lưới vuông, thứ mà sẽ giúp giảm việc tay bạn phải di chuyển quá nhiều, làm cho việc đánh máy là hiệu quả hơn.

Bàn phím 40% so le vs Bàn phím 40% thẳng hàng
Bàn phím 40% so le vs Bàn phím 40% thẳng hàng

Đây có lẽ là 1 trong những nhân tố đáng kể nhất khi chúng ta cân nhắc mua 1 chiếc bàn phím 40%. Nó có thể sẽ khá là khó khăn để làm quen với việc chuyển đổi giữa các tầng phím 40% khi phải sử dụng 1 layout mới. Nhưng nếu như bạn muốn làm quen nhanh hơn thì có thể sử dụng layout bàn phím 40%.

Tại sao bạn nên chọn phím 40%?

Điểm hấp dẫn chính của những chiếc bàn phím 40% đó là việc chúng có kích thước nhỏ hơn và sẽ giảm thiểu được diện tích mà chúng chiếm dụng. Nếu như bạn có công việc đòi hỏi bạn phải di chuyển rất nhiều và cần 1 thứ gí đỏ đủ nhỏ để ném vừa vặn vào chiếc balo hay vali của mình thì 1 chiếc bàn phím 40% viền cong sẽ là 1 lựa chọn đáng để cân nhắc.

Đương nhiên, bạn hoàn toàn có thể muốn 1 chiếc bàn phím nhỏ hơn để tận dụng vẻ đẹp về mặt hình thức của nó nữa, 1 điều hoàn toàn ổn. 1 chiếc bàn phím 40% sẽ giúp hoàn thiện 1 setup gaming tối giản vô cùng tuyệt vời, nhưng tất nhiên là sẽ không thể sử dụng được giá đỡ rồi. Nhưng nếu như bạn nghĩ sự đánh đổi này là đáng với vẻ đẹp nó mang lại thì cứ thoải mái đi nhé!

Tại sao bạn nên chọn phím 40%?
Tại sao bạn nên chọn phím 40%?

Bên cạnh đó, những game thủ FPS có lẽ cũng sẽ thấy những chiếc bàn phím 40% là khá đáng để xem qua đấy, đặc biệt là nếu như bạn không sử dụng bất kỳ phím số nào mà chỉ cần dùng phím WASD thôi. Đồng thời, kích thước nhỏ hơn của bàn phím cũng có nghĩa là bạn có nhiều không gian để di chuột hơn, giúp bạn di chuyển chuột gần tay hơn, cải thiện tính công thái học cũng như giúp cho vai và tay của bạn đỡ bị mệt mỏi hơn.

Kết luận về bàn phím 40%

Có thể nói, mua 1 chiếc bàn phím 40% là 1 lựa chọn hợp lí đi kèm với cả những khó khăn và phần thưởng của riêng nó. Layout bị giới hạn và việc sử dụng phím phụ thuộc nhiều vào việc chuyển đổi giữa các tầng phím thì không hề là dễ dàng để làm quen với. Nhưng, khi bạn đã thích ứng được với nó rồi thì những lợi ích mà bạn được nhận lại là vô cùng tuyệt vời với 1 chiếc bàn phím nhỏ gọn cho vừa balo để đem đi khắp nơi, hay là 1 setup với hình thức đẹp mắt nữa.

Nếu như bạn đơn giản chỉ là đang tò mò về những chiếc bàn phím 40% thì chúng mình khuyến nghị các bạn nên bắt đầu với bàn phím Vortex Core RGB. Đây là 1 chiếc bàn phím pre-built mà sẽ sẵn sàng để được sử dụng ngay khi mới đập hộp, và layout phím so le giống với các bàn phím tiêu chuẩn cũng sẽ giúp bạn thích ứng với nó 1 cách nhanh chóng. Nhưng nếu như bạn lại đang cần 1 chiếc bàn phím 40% cho phép bạn tùy chỉnh sâu hơn và tự do hơn thì Drop + OLKB Planck V6 sẽ là 1 lựa chọn cao cấp đáng tiền đó.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về những chiếc phím được mình nhắc tới ở trên thì hãy đọc ngay bài viết này nhé, cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình, chúc các bạn có 1 ngày học tập và làm việc hiệu quả!

Nguồn: Voltcave



QM Tech là cửa hàng chuyên cung cấp đồ Gaming Gear, linh kiện PC chất lượng cao, giá rẻ từ các hãng lớn trên toàn thế giới.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các phương tiện media khác của QMTech
Youtube: Voi review
Tiktok: Vinh Vunvo

Bài viết liên quan

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?