Khi bạn quyết định bỏ tiền mua một chiếc màn hình rời để chơi game, làm việc, chắc hẳn bạn cũng bắt gặp một số quảng cáo hay một số hình ảnh về công nghệ G-sync của Nvidia. Ngoài việc đây là những màn hình có giá đắt hơn bình thường, tính năng G-sync này còn đi kèm với việc tăng trải nghiệm chơi game như thời gian phản hồi nhanh và tốc độ làm mới cao. Để giúp các bạn có thể cân nhắc với việc chi tiền vào những màn hình G-sync, QMTECH sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về công nghệ mới nhất của Nvidia này.
1. G-Sync là gì?
Năm 2013, G-sync đã được lần đầu giới thiệu bởi Nvidia, với đối trọng của nó là AMD Freesync. Tuy nhiên câu trả lời cho câu hỏi “G sync là gì?” ngày càng trở nên phức tạp và khó tìm hiểu hơn do có tới tận 3 loại G-sync đó là: G-Sync, G-Sync Ultimate và G-Sync Compatible.
Một cách ngắn gọn, Nvidia G-sync là một công nghệ hiển thị được sử dụng trong một số màn hình PC, Laptop chơi game và TV để chống lại hiện tượng giật hình, xé hình, hiệu ứng bóng mờ,… đặc biệt là trong những game cần có sự yêu cầu cao về mặt hình ảnh và đồ họa.
G-sync chỉ được kích hoạt khi màn hình của bạn là màn hình có card đồ họa Nvidia hoặc các loại màn hình tích hợp công nghệ G-sync
2.Ưu điểm của G-sync
-
Cải thiện tình trạng xé màn hình
Xé màn hình là một hiệu ứng mà chúng ta đều không mong muốn xảy ra với hình ảnh được thể hiện trên màn hình của mình. Điều này là do tốc độ khung hình (tốc độ hiển thị khung hình ảnh – framerate) không khớp với tốc độ làm mới của màn hình. Chính vì thế, để có thể khắc phục tình trạng xé màn hình này, Nvidia đưa ra biện pháp đó là công nghệ G-sync có tốc độ làm mới biến đổi (còn được gọi là VRR hoặc tốc độ làm mới động) và có thể đồng bộ hóa tốc độ làm mới tối thiểu và tối đa với tốc độ khung hình của card đồ họa Nvidia của hệ thống.
Phạm vi của tốc độ làm mới đó có thể lớn hơn tốc độ làm mới tối đa của màn hình. Bằng cách sử dụng G-sync, bạn có thể nhìn thấy hình ảnh ngay lúc chúng được hiển thị và tránh được độ trễ và tăng trải nghiệm lên gấp nhiều lần.
-
Tăng trải nghiệm khi sử dụng màn hình
Với việc sử dụng công nghệ G-sync, các màn hình có card đồ họa Nvidia sẽ có hiệu năng tổng thể tốt hơn, VGA Nvidia cũng có thể tối đa hóa được những hiệu năng hoạt động hơn. Không chỉ vậy, màn hình có tích hợp công nghệ G-sync và màn hình HDR cũng đảm bảo cho người dùng những hình ảnh vô cùng sắc nét, đẹp mắt và chân thật đến từng khung hình bằng cách tăng cường độ sáng của màn hình
Và QMTECH cũng đã đề cập ở ưu điểm phía trên, việc giảm tình trạng xé màn hình, cung cấp độ mờ chuyển động cực kì thấp sẽ giúp người dùng khi trải nghiệm cảm thấy khung hình được ổn định hơn khi chơi game, khi xem phim hay làm việc. Điều này giúp cho người dùng cực kì yên tâm khi chọn mua những sản phẩm màn hình rời đến từ thương hiệu Nvidia.
3. Nhược điểm của G-sync
-
Không thích hợp với nhu cầu chơi game nhẹ nhàng
Như đã nói ở trên, G-sync thực sự phù hợp cho những người có nhu cầu chơi game cần có tốc độ xử lý khung hình nhanh như các tựa game FPS. Chính vì thế, nếu bạn là người có xu hướng giải trí bằng những tựa game nhẹ nhàng, không cần nhiều yêu cầu về các thông số như tốc độ làm mới, tốc độ khung hình trên giây,… thì G-sync sẽ không phải là sự lựa chọn phù hợp đối với bạn.
-
Chỉ tích hợp với các card đồ họa Nvidia
Nhược điểm thứ hai cần phải nhắc đến đó chính là việc G-sync chỉ thực sự tích hợp được với những màn hình có sở hữu card đồ họa Nvidia hoặc màn hình có tích hợp công nghệ G-sync này. Chính vì thế, nếu bạn chưa sở hữu cho mình một trong hai màn hình trên hoặc màn hình bạn sở hữu chưa có card đồ họa Nvidia thì G-sync sẽ không thể hoạt động được.
-
Tần số quét chưa rộng
Với việc sở hữu công nghệ G-sync, màn hình của bạn sẽ có được tần số quét có thể xử lý trong phạm vi từ 30Hz đến 144Hz. Trong khi đó, đối thủ của G-sync là Freesync lại có độ rộng của tần số lớn hơn từ 9Hz đến tận 240Hz. Ngoài ra, Freesync còn có tích hợp trực tiếp lên Display-port, G-sync thì chỉ hỗ trợ màn hình Display-port với các tính năng cơ bản mà thôi. Như vậy, việc công nghệ G-sync vẫn có một số điểm hạn chế nhất định so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Freesync.
-
Giá thành cao
Các màn hình có sở hữu công nghệ G-sync hay card đồ họa có tương thích với công nghệ G-sync đều sẽ có một mức giá cao hơn những chiếc màn hình thông thường. Chính vì thế, đối với những tệp khách hàng là người dùng phổ thông, người không có yêu cầu về mặt hình ảnh hay đồ họa quá cao thì việc mua cho mình một chiếc màn hình có công nghệ G-sync theo mình là không cần thiết.
Qua bài viết ở trên, chắc hẳn các bạn cũng đã nắm rõ được phần nào về công nghệ mới của Nvidia và trả lời cho mình được câu hỏi “G sync là gì?”. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc hết bài viết này, hy vọng QMTECH đã mang tới cho mọi người những kiến thức thật bổ ích.
QM Tech là cửa hàng chuyên cung cấp đồ Gaming Gear, linh kiện PC chất lượng cao, giá rẻ từ các hãng lớn trên toàn thế giới.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các phương tiện media khác của QMTech
Youtube: Voi review
Tiktok: Vinh Vunvo