Những điều bạn cần biết về bàn phím ESDF
Cho dù bàn phím ESDF đã không còn được sử dụng rộng rãi trong giới game thủ PC ngày nay, nhưng ESDF có lẽ sẽ luôn được nhớ tới là 1 chiếc bàn phím nổi tiếng đối với những người chơi Doom và Quake vào giữa những năm 90. Ngày nay, bàn phím ESDF thậm chí có lẽ còn không được biết đến trừ khi bạn là 1 người chơi game PC kì cựu.
Nếu như bạn chưa từng cảm nhận sự khác biệt của việc chơi game PC trên ESDF thì có lẽ ý tưởng của việc rời bỏ WASD sẽ khá tốn thời gian vì bạn sẽ phải thích ứng với 1 layout mới hoàn toàn. Nhưng việc chơi game với ESDF sẽ làm nên 1 sự khác biệt lớn 1 khi mà bạn đã sử dụng quen nó. Vậy không chần chừ gì nữa, hãy cùng mình đi vào bài viết điểm qua 1 số điều cần biết về bàn phím ESDF nhé.
So sánh ESDF vs WASD?
ESDF cung cấp 1 vị trí đặt tay tự nhiên và quen thuộc hơn, thay vì bị bó buộc vào những phím WASD, bàn tay trái của bạn sẽ được đặt ở hàng phím Home.
Điều này giúp việc chuyển đổi giữa nhắn tin và chơi game dễ dàng hơn vì tay của bạn sẽ không bị thay đổi vị trí. Và nếu như bạn phải rời tay ra thì sẽ có 1 phần gồ ở nút F để giúp bạn dễ dàng tìm lại vị trí đặt tay.
Thêm vào đó, việc dịch tay trái của bạn sáng 1 hàng chữ về bên phải tức là bạn sẽ được bao bởi nhiều phím hơn. Điều này giúp bạn chạm được tới nhiều phím số cũng như phím ở phần bên phải hơn.
Chưa dừng ở đó, qua việc chuyển từ WASD sang ESDF, bạn sẽ được trống những phím Q,W,A để gắn nó theo lựa chọn của bạn. Ngón út của bạn sẽ để trên phím A sẵn rồi khi chơi ESDF và phím Q và W cũng sẽ thoải mái để chạm vào hơn với ngón áp út của bạn. Điều tương tự cũng đúng với phím V và B.
Việc có sự tiếp cận tới nhiều phím như vậy sẽ làm nên 1 sự khác biệt lớn với những trò chơi cần nhiều sự điều khiển như Fortnite hay Arma 3 chẳng hạn.
Nhược điểm của phím ESDF
Tất nhiên là sẽ có 1 giai đoạn bạn cần thích ứng với ESDF nhưng nó sẽ không phải là quá lâu vì bạn đã quen để tay trái ở cạnh hàng phím Home rồi.
Thế nhưng vấn đề lớn nhất có lẽ sẽ là phải gắn hay bind lại phím của bạn trong phần lớn các trò chơi. Điều này sẽ còn hơn cả việc phải chuyển phím chuyển đổi những phím WASD vì phím E và F thường đã được gắn sẵn vào chức năng nào đó rồi, và bạn sẽ muốn chuyển đổi 1 số phím nhất định để chúng có 1 khoảng cách tối ưu cho trí nhớ của tay bạn.
Đây không phải là 1 vấn đề lớn đối với đa số các trò chơi. Nhưng sẽ khá tốn sức để reset từ WASD sang ESDF ở những game như Red Death Redemption 2 với rất nhiều các trang gắn phím cho nhiều chức năng khác nhau.
1 điểm trừ đáng chú ý khác đó là phím Control sẽ hơi ngượng để chạm tới với ngón út của bạn, nhưng sẽ không khác biệt lắm với 1 số nút có cảm giác tương tự trên WASD.
Thêm vào đó, nếu như bạn không thể chỉnh sửa phím của mình trong những trò chơi vì game đó không cho phép bạn chỉnh sửa thì cũng đừng lo nhé. Bạn có thể sử dụng những phần mềm như AutoHotKey để tự động chuyển đổi chức năng của các phím trên bàn phím của bạn để khi mà bạn nhấn E, Windows sẽ nhận diện nó là phím W chẳng hạn.
Đây là 1 hướng dẫn nhỏ của chúng mình sử dụng AutoHotKey, mình đã viết sẵn 1 bản code sẽ giúp máy tính của bạn nhận diện WASD như là ESDF để giúp đỡ bạn trong việc tùy chỉnh chức năng phím của bạn. Bạn sẽ có thể chỉnh sửa đoạn code như 1 văn bản thông thường và tiếp tục chuyển đổi những phím của bạn. Nhưng hãy nhớ là bạn sẽ phải chạy file .ahk như là 1 admin nếu không thì nó sẽ không hoạt động đâu nhé.
1 số lựa chọn khác: bàn phím RDGF và bàn phím TFGH
Nếu như đây vẫn chưa là đủ phím đối với bạn thì, nếu như bạn hy sinh vị trí đặt tay của phím ESDF và chuyển sang chơi game trên bàn phím RDFG và TFGH sẽ mở ra những bước tiếp cận mới tới nhiều phần trên bàn phím của bạn hơn nữa. Việc với tới những phím số và những phím ở phía đối diện của bàn phím sẽ là dễ dàng hơn nhiều nếu như tay của bạn đã được đặt ở nửa bàn phím rồi.
Và dù việc chuyển đổi sang bàn phím RDFG và TFGH sẽ giúp bạn chạm tới được nhiều phím hơn về tổng thể thì 1 số phím ở phía bên trái của bàn phím sẽ là khó hơn nhiều để chạm tới. Nhưng layout bàn phím này có lẽ sẽ là hữu ích hơn cho 1 vài người và 1 số trò chơi cụ thể, nhưng có lẽ chúng vẫn không cân bằng như bàn phím ESDF.
Có nên sử dụng bàn phím ESDF?
Việc chuyển đổi từ bàn phím WASD sang ESDF sẽ đi kèm với 1 quãng thời gian mà bạn cần học tập để thích ứng với layout bàn phím mới này, đồng thời cũng phải xử lí với việc gắn lại phím ở nhiều trò chơi. Nhưng đây có lẽ sẽ chỉ là 1 vấn đề nhỏ nếu như chúng ta tính tới sự tiện ích và hiệu quả mà phím ESDF sẽ đem lại cho những trò chơi PC.
Bài viết của mình đến đây là kết thúc, cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc và chúc các bạn có 1 ngày học tập và làm việc hiệu quả!
Nguồn: Voltcave
QM Tech là cửa hàng chuyên cung cấp đồ Gaming Gear, linh kiện PC chất lượng cao, giá rẻ từ các hãng lớn trên toàn thế giới.