Review bàn phím Razer Deathstalker V2 Pro

Rate this post

Review bàn phím Razer Deathstalker V2 Pro

Review bàn phím Razer Deathstalker V2 Pro
Review bàn phím Razer Deathstalker V2 Pro

Razer đang bước chấn vào thị trường bàn phím gaming low-profile với Deathstalker V2 Pro. 1 trào lưu được bắt đầu bởi Logitech G915 vào 2 năm trước, và Razer đang cung cấp 1 trải nghiệm gaming tương tự cùng với 1 vài cải tiến nổi bật: sạc USB-C, Bluetooth 5.0, và switch quang học low-profile.

Cho dù những sự bổ sung là rất hấp dẫn, và tính năng thì ngang hàng với những chiếc bàn phím gaming tốt nhất mà bạn có thể mua, Razer cũng đòi hỏi mức giá 5.800.000 đ giống với khi mà G915 mới được ra mắt. Deathstalker V2 Pro là 1 chiếc bàn phím gaming tốt, nhưng có lẽ sẽ tốt hơn nếu như bạn mua nó với giá đã được giảm nhé.

Thiết kế của bàn phím gaming Razer Deathstalker V2 Pro

Thiết kế của bàn phím gaming Razer Deathstalker V2 Pro
Thiết kế của bàn phím gaming Razer Deathstalker V2 Pro

Nó khá là lạ khi gọi Razer Deathstalker V2 Pro là phiên bản V2 của bất kì mẫu nào trước đó vì nó gần như không hề có 1 điểm giống nhau nào với phiên bản V1 được ra mắt từ cả chục năm trước. Phiên bản đó là 1 bàn phím membrane chiclet, trong khi đó đây lại là 1 bàn phím cơ toàn tập. Nếu như có giống với sản phẩm nào thì có lẽ nó lấy nguồn cảm hứng từ Logitech G915 TKL, thứ từng là 1 lựa chọn chủ đạo cho bàn phím gaming low-profile.

Bàn phím cơ low-profile thường sử dụng switch đặc biệt mỏng hơn là switch cơ truyền thống thông thường. Kết hợp với phần keycap mỏng hơn giúp cho kích cỡ bàn phím được thu nhỏ đi rất nhiều và cung cấp 1 trải nghiệm chơi game/đánh máy khác biệt.

Razer Deathstalker V2 Pro giống nhiều với G915, nhưng có vài khác biệt nổi bật. Bàn phím chỉ dày 26.6mm ở nơi dày nhất và 21mm ở nơi mỏng nhất, phần vỏ được phủ bởi nhôm 5052 (cấp độ tàu bay). Ở đắng sau, bạn sẽ thấy 1 cổng USB-C để sạc, 3 nút cho các thiết bị Bluetooth khác nhau, và  1 phần cho USB-A dongle.

So sánh với G915, điểm khác biệt lớn sẽ là nút cho media và chức năng. Bạn vẫn có thể sử dụng chức năng như chế độ Game, nhưng không có phím dành riêng cho chúng. Cho nút Media, Razer đơn giản hóa layout với 1 nút đa mục đích cạnh núm âm lượng lớn. Đây là 1 giải pháp ổn, nhưng mình thích những phím với mục đích riêng hơn để tránh những trường hợp mình misclick.

Thiết kế của bàn phím gaming Razer Deathstalker V2 Pro
Thiết kế của bàn phím gaming Razer Deathstalker V2 Pro

1 điểm khác biệt lơn nữa ở phần keycap, rất bằng phẳng và sáng đều hơn so với G915. Razer cũng làm biểu tượng phụ trên chúng xuyên thấu, cho phép bạn nhìn được tất cả những RGB ở phần dưới. Phần ánh sáng thì cũng là tuyệt vời, thường thấy với những sản phẩm Razer khác.

Kết nối của bàn phím cơ Razer Deathstalker V2 Pro

Kết nối của bàn phím cơ Razer Deathstalker V2 Pro
Kết nối của bàn phím cơ Razer Deathstalker V2 Pro

Bạn có thể kết nối Razer Deathstalker V2 Pro thông qua Bluetooth hay công nghệ kết nối không dây ít độ trễ Hyperspeed của Razer. Razer nói rằng nó là nhanh hơn 25% so với các công nghệ không dây khác. HyperSpeed có kết nối dưới 1ms, ngang hàng với Logitech Lightspeed và Corsair Slipstream, cũng như các kết nối 2.4 GHz khác.

Điểm mạnh của HyperSpeed là bạn có thể kết nối 2 thiết bị tới 1 dongle – ví dụ như là DeathStalker V2 Pro và Razer Orochi V2. Logitech cũng hỗ trợ kết nối đa thiết bị, nhưng chỉ cho những bàn phím văn phòng như Logitech MX Mechanical.

Bluetooth 5.0 cũng là 1 bổ sung hấp dẫn, cho phép bạn kết nối lên tới 3 thiết bị và chuyển đổi giữa chúng sử dụng 3 nút riêng ở mặt sau của bàn phím. Bluetooth có thể nói đang trở thành tiêu chuẩn cho đa số bàn phím gaming, kể cả trong những lựa chọn rẻ hơn. Razer đã tiến 1 bước nhỏ xa hơn bằng cách cho 1 bạn những nút chuyển đổi giữa các thiết bị 1 cách dễ dàng.

Kết nối của bàn phím cơ Razer Deathstalker V2 Pro
Kết nối của bàn phím cơ Razer Deathstalker V2 Pro

Cho dù là bạn có thể có được dung lượng pin tốt nhất về nguyên lí với Bluetooth, Razer nói rằng Razer Deathstalker V2 Pro có thể trụ tới 40 giờ với 50% độ sáng ở Hyperspeed. Nhưng bạn sẽ thường tiết kiệm pin trên bàn phím bằng cách tự động cho bàn phím đi ngủ, nhưng nó lại không được kích hoạt mặc định trên Razer Deathstalker V2 Pro.  Sau khi setup bàn phím và để nó qua đêm, bàn phím đã hết pin khi mình quay trở lại rồi.

Do đó, bạn có thể kích hoạt chế độ tự động cho bàn phím ngủ ở trong Razer Synapse nhé.

Switch Razer Deathstalker V2 Pro

Switch Razer Deathstalker V2 Pro
Switch Razer Deathstalker V2 Pro

Bạn có 2 lựa chọn cho Razer Deathstalker V2 Pro: switch linear Red hay switch clicky Purple.

Switch linear thì có 1 khoảng cách kích hoạt là chỉ 1.2mm. Nó không phải là giống với như khoảng cách kích hoạt tùy chỉnh được xuống tới 0.2mm như SteelSeries Apex Pro Mini, nhưng vẫn là quá nhanh cho những phản ứng nhạy rồi. Chúng là nhẹ hơn của Logitech nữa, với 1 lực kích hoạt là 45 gram thay cho 50 gram. Cho chơi game, những con switch này là tuyệt vời.

 Sự kết hợp tạo nên sự khác biệt lơn cho gaming, với phản xạ và độ nhạy cao hơn. Điểm đáng chú ý đó là Razer đang sử dụng switch quang học, thứ được đưa sang từ Huntsman Mini. Switch quang học cũng có thể loại bỏ được độ trễ khi nảy lại, thường sẽ gây ra 1 chút độ trễ cho những switch bàn phím cơ truyền thống. Vậy về nguyên lí thì switch của Razer cũng là rất nhanh.

Cho việc gaming, những chiếc switch này là tuyệt vời. Vấn đề chính của mình đó là Razer không cung cấp những lựa chọn tactile, khiến cho việc đánh máy thì tệ hơn 1 chút. Switch Clicky Purple thì sẽ chỉ có ở trên Razer Deathstalker V2 Pro và phiên bản không dây, và chúng sẽ không cập bến cho tới cuối năm, và trong khi Red là tuyệt vời cho gaming, sự tactile gồ ghề trên G915 đã thực sự chiếm được cảm tình của mình.

Trải nghiệm chơi game và đánh máy với bàn phím Razer Deathstalker V2 Pro

Trải nghiệm chơi game và đánh máy với bàn phím Razer Deathstalker V2 Pro
Trải nghiệm chơi game và đánh máy với bàn phím Razer Deathstalker V2 Pro

Về chơi game, Razer Deathstalker V2 Pro là đáng tin cậy, nhưng cho đánh máy thì không phải là sản phẩm ưa thích của mình, và phần lớn lí do đó là do phần switch. Cho cách đánh máy khá nặng tay của mình, switch linear cần 1 chút khoảng cách di chuyển nữa thì mới cho mình 1 cảm nhận chuẩn được. Ở trên Razer Deathstalker V2 Pro, chúng không có cảm giác đủ khoảng cách lắm, dẫn tới 1 cảm giác khá hời hợt.

Razer Deathstalker V2 Pro không có 1 tính năng lớn đó là polling rate 8000 Hz, thứ mà đã xuất hiện ở trên những bàn phím như Corsair K70 RGB Pro có dây. Razer đã thực sự cho thấy nó có thể tạo ra 8000 Hz Polling rate với Huntsman V2 TKL, do đó mình thấy khá ngạc nhiên khi Razer Deathstalker V2 Pro bị khóa ở 1000 Hz, tuy nhiên thì mình nghĩ đó cũng là ổn cho phần lớn các game thủ thôi – 8000Hz sẽ hiếm khi tạo nên sự khác biệt lớn nào, đấy là nếu như nó còn có thể tạo ra sự khác biệt nào đó thôi – nhưng có cảm giác nó là 1 sự bổ sung cần thiết cho 1 chiếc bàn phím với mức giá gần 6 triệu đồng như vậy.

Đánh máy chính là lúc mà trải nghiệm bị thay đổi. Mình thích những chiếc bàn phím low-profile dành cho đánh máy, thế nhưng Razer Deathstalker V2 Pro rõ ràng là tập trung vào việc chơi game nhiều hơn. Sự thiếu xót của switch tactile khiến nó có 1 trải nghiệm đánh máy kém thoải mái hơn rất nhiều, nhưng về cơ bản thì mình vẫn có thể đánh máy hết bài review này mà không có vấn đề nào ngoài sự thoải mái.

Kết luận về Razer Deathstalker V2 Pro

Razer Deathstalker V2 Pro cung cấp cho người dùng những chất lượng tính năng đáng tin cậy dựa trên nguồn cảm hứng của Logitech với G915, nhưng sự thiếu xót của về mặt đa dạng của switch đã trở thành 1 điểm trừ đáng nói. Nó là 1 lựa chọn ổn cho các game thủ, thế nhưng trải nghiệm đánh máy thì không quá cao cấp như những thứ mà mình kì vọng từ 1 chiếc bàn phím gần 6 triệu đồng.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình, nếu như các bạn chưa ưng con bàn phím này thì có thể ghé ngay qua QM Tech để lựa chọn thêm các bàn phím chất lượng cao khác 1 cách nhanh chóng và được tư vấn nhiệt tình nhé!

Nguồn: DigitalTrends


QM Tech là cửa hàng chuyên cung cấp đồ Gaming Gear, linh kiện PC chất lượng cao, giá rẻ từ các hãng lớn trên toàn thế giới.

Bài viết liên quan

Mục Lục