Top 4 loại Pad chuột Control tốt nhất hiện nay dành cho game thủ FPS

5/5 - (1 bình chọn)

Việc chơi các tựa game FPS như hiện nay đã không chỉ phụ thuộc vào kĩ năng 100% mà còn dựa vào các công cụ hỗ trợ khác như chuột gaming, màn hình máy tính, cấu hình máy,…Và trong đó không thể nào không kể đến Pad chuột. 

Pad chuột đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong những pha “vẩy tâm”, lia chuột hay còn gọi là “hospital flick” của những người chơi game FPS. Nó giúp cho việc di chuột một cách chính xác vào mục tiêu được thực hiện một cách dễ dàng hơn. Chính vì vậy, hôm nay QMTECH sẽ cùng các bạn đi qua 4 mẫu Pad chuột Control tốt nhất hiện nay dành riêng cho game FPS nhé. 

SteelSeries Qck HEAVY

Pad chuột SteelSeries Qck HEAVY được thiết kế với bề mặt có mật độ vải dày đặc, có một biểu tượng nhỏ của SteelSeries ở góc trái dưới cùng. 

Nó có bề mặt cứng hơn so với những sản phẩm khác, điều này có thể là một lợi thế hoặc một hạn chế tùy thuộc vào cách sử dụng chuột của bạn. Với mình thì mình thích một bề mặt Pad chuột mềm mại hơn trong quá trình sử dụng.

SteelSeries Qck HEAVY
SteelSeries Qck HEAVY

Dưới đáy Pad chuột là một lớp cao su dày đảm bảo độ ổn định trong quá trình di chuột giúp Pad bám chặt vào bề mặt, giảm nguy cơ bị trượt Pad khi sử dụng. Thiết kế dày hơn cũng giúp nó tương thích với các bàn làm việc chất lượng thấp, điều này là một tính năng khá thực tế đối với một số người dùng.

Về hiệu suất, Pad chuột SteelSeries Qck HEAVY đạt được sự cân bằng giữa tốc độ và sự kiểm soát, làm cho nó lý tưởng cho các game thủ thích các tựa game bắn súng như CSGO và Valorant. Độ dày của Pad chuột góp phần tạo sự thoải mái trong những buổi chơi game kéo dài. 

Tuy nhiên, nó có thể không phù hợp với những người thích các tựa game tốc độ nhanh, đòi hỏi các chuyển động chuột nhanh hơn hoặc những người thường phải bắn nhiều mục tiêu cùng lúc trong game.

Ngoài ra, SteelSeries Qck HEAVY không được bo viền xung quanh, cho nên việc sử dụng trong một thời gian dài sẽ khiến Pad chuột dễ bị bung vải ở rìa, khiến cho chất lượng của Pad sẽ bị tệ đi trông thấy. 

VAXEE PA

Pad chuột VAXEE PA có sự tương đồng đáng kể về đặc tính trượt so với Pad chuột G-SR-SE của Zowie. Mặc dù nó cho thấy tốc độ trượt hơi nhanh hơn so với G-SR-SE, nó mang lại trải nghiệm tốt nhờ lớp đế dày, giảm thiểu sự lún của chân chuột. 

VAXEE PA
VAXEE PA

Bề mặt mịn màng của PA làm nó nổi bật so với các Pad chuột Control khác, thậm chí còn mịn hơn cả G-SR-SE. Nó mang lại một trải nghiệm trượt độc đáo, kết hợp các yếu tố của cả Pad vải và Pad Control, phù hợp cho những người đang tìm kiếm cảm giác cân bằng mà không gặp “cảm giác khó di chuyển” của Pad Control hoặc một độ trượt quá nhanh.

Tuy nhiên, PA có thể hoạt động khác đối với những người ra mồ hôi tay và thực hiện những pha chuyển động lớn. Việc tiếp xúc giữa nước và Pad chuột có thể khiến trải nghiệm sử dụng của người dùng trở nên khó khăn hơn.

Một nhược điểm nhỏ nữa được ghi nhận trong quá trình mình trải nghiệm là các vụn nhỏ có xu hướng bám vào lớp vải bề mặt dễ hơn so với các phiên bản in ấn. Vậy nên bạn có thể cần vệ sinh đều đặn, thường xuyên nếu bạn ưa thích bề mặt Pad chuột hoàn toàn sạch sẽ.

Không chỉ vậy, đây là sản phẩm có giá khá “chát” trên thị trường, nên có thể đây là sự lựa chọn cao cấp dành cho những người chơi thực sự muốn đầu tư vào một loại Pad có chất lượng hàng đầu.

ZOWIE G-SR-SE

Trải nghiệm về độ trượt mà G-SR-SE cung cấp vẫn phù hợp cho người chơi các tựa game bắn súng FPS, với độ trượt từ mức trung bình đến mức Control. Nó có độ ma sát động tương đối vừa, mang lại một độ trượt mượt mà và khá nhanh sau khi chuột của bạn bắt đầu chuyển động, nhưng vẫn giữ lại một ít ma sát tĩnh ban đầu để tăng cường sự kiểm soát. Sự khác biệt giữa chuyển động x/y, một đặc điểm phổ biến của các Pad vải, giúp duy trì sự chính xác trong việc di chuyển sang ngang.

ZOWIE G-SR-SE
ZOWIE G-SR-SE

Một điểm nổi bậttính đồng nhất của Pad chuột, với độ dày của đế đồng nhất với bề mặt bên trên. Sự chú tâm đến chi tiết này đóng góp vào việc tạo ra một bề mặt chuột được thiết kế và chế tạo tốt.

Ngoài ra, ZOWIE đã cải thiện tính bền và khả năng chống độ ẩm trong phiên bản này. Các kiểm tra cho thấy Pad chuột duy trì một độ trượt đồng nhất ngay cả khi tiếp xúc với độ ẩm, vượt trội hơn so với các phiên bản G-SR-SE cũ. 

Mặc dù vậy, khi bạn sống ở những nơi có thời tiết nồm hay bạn là người hay ra mồ hôi tay, thì khả năng chống ẩm này vẫn chưa đủ để có thể giải quyết được những tình trạng này. Pad chuột sẽ trở nên chậm chạp hơn và bạn sẽ mất nhiều công sức hơn để di chuyển chuột của bạn

Mức giá cho sản phẩm này cũng không hề rẻ so với một miếng Pad chuột không được khâu viền so với những loại Pad chuột khác.

X-RAYPAD AQUA CONTROL PLUS

Bề mặt theo mình thấy khá là mềm mại, tuy nhiên vẫn có một chút độ thô ráp nhất định chứ không quá trơn mịn như VAXEE PA.

Về mặt tổng quan: Mình phải nói rằng mình khá ấn tượng với chất lượng tổng thể của bàn di chuột. Có thể bạn đã biết, X-raypads bán Pad chuột của họ với giá rất hợp lý (ít nhất là so sánh với các loại Pad chuột cao cấp khác trên thị trường), nhưng hiệu suất thì lại không hề thua kém gì các loại Pad chuột khác.

Pad chuột X-RAYPAD AQUA CONTROL PLUS
X-RAYPAD AQUA CONTROL PLUS

Về hiệu suất, X-raypad có nhiều dòng Aqua Control, và dòng Aqua Control Plus này dành cho phần cuối của phổ Pad Control mà không phải là Pad chuột Control hoàn toàn. Bề mặt có mật độ hạt ma sát không quá nhiều, có nghĩa là nó không yêu cầu nhiều lực để di chuyển chuột, nhưng không quá trơn tru như một Pad chuột kiểu hỗn hợp hoặc Pad Speed

Mình biết nó nghe có vẻ khá khó hiểu, nhưng từ trải nghiệm của mình, Pad chuột này nằm gần như chính giữa về khái niệm ma sát ban đầu, có nghĩa rằng nó mang lại đủ sự linh hoạt cho các điều chỉnh siêu nhỏ trong khi cũng không quá trơn tru để bạn cảm thấy như bạn đang “di trên băng” khi nhắm vào mục tiêu có kích thước nhỏ trong game.

Ma sát động nằm ở mức thấp hơn dẫn đến khá nhiều tình huống mình nhắm xa mục tiêu vì không có quá nhiều ma sát động. Điều đó kết hợp với việc đế có độ dày (có nghĩa là khó hơn một chút để tạo áp lực lên chuột để chuột “lún vào” và giúp làm chậm nó lại) và ma sát tĩnh ở mức thấp dẫn đến việc mình sẽ phân loại nó là một Pad chuột tốc độ trung bình.

Một ưu điểm nữa của AQUA CONTROL PLUS là khả năng chống ẩm của nó khá tốt. Đặc biệt là khi bạn sử dụng nó ở những nơi có thời tiết nồm, hay tay bạn ra mồ hôi thì việc bạn di chuột trên Pad chuột này không có nhiều sự khác biệt so với lúc nó đang khô ráo. 

Ngoài ra, bạn có thể lấy khăn ướt lau qua cũng có thể làm sạch được miếng Pad chuột này mà không cần phải chờ quá lâu để có thể tiếp tục sử dụng.

Chỉ có một nhược điểm là Pad chuột AQUA CONTROL PLUS không được bán rộng rãi tại thị trường Việt Nam.
Vậy nếu bạn muốn sở hữu miếng Pad chuột AQUA CONTROL PLUS, bạn có thể ghé thăm QMTECH – Đơn vị phân phối ĐỘC QUYỀN tại Việt Nam của X-raypad và sắm ngay cho mình miếng Pad chuột này nhé.

QMTECH - Phân phối độc quyền của X-raypad tại Việt Nam
QMTECH – Phân phối độc quyền của X-raypad tại Việt Nam

QM Tech là cửa hàng chuyên cung cấp đồ Gaming Gear, linh kiện PC chất lượng cao, giá rẻ từ các hãng lớn trên toàn thế giới.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các phương tiện media khác của QMTech

Youtube: Voi review 

Tiktok: Vinh Vunvo

 

Bài viết liên quan

Mục Lục